Cụ thể,ếtchặtthanhtradoanhnghiệpcógiaodịchđángngờkết quả trận đan mạch ngay trong tháng 7 này, Tổng cục Thuế nghiên cứu, đề xuất lựa chọn DN trong danh sách Trung tâm phòng chống rửa tiền gửi đến để bổ sung kế hoạch thanh, kiểm tra. Theo đó, dự kiến thanh tra- Tổng cục Thuế trực tiếp thanh, kiểm tra đối với nhóm DN có khả năng thất thoát tiền thuế trên 50 tỷ đồng; còn dưới 50 tỷ đồng giao Cục Thuế trực tiếp thanh, kiểm tra, kiên quyết không giao cho Chi cục Thuế- kể cả trường hợp DN do Chi cục trực tiếp quản lý.
Trong thời hạn 40 ngày kể từ khi giao kế hoạch thanh, kiểm tra, Thanh tra- Tổng cục Thuế, Cục Thuế được giao nhiệm vụ phải báo cáo Tổng cục Thuế để báo cáo Bộ Tài chính và thông báo kết quả cho Trung tâm phòng chống rửa tiền.
"Tổng cục Thuế xây dựng Quy chế trách nhiệm về tổ chức thực hiện xử lý thông tin giao dịch đáng ngờ của các DN, cá nhân do Ngân hàng Nhà nước cung cấp về phòng chống rửa tiền gồm: Lựa chọn DN đưa vào kế hoạch thanh, kiểm tra; phân công trách nhiệm thực hiện kế hoạch thanh, kiểm tra (Tổng cục, Cục); theo dõi kết quả thanh, kiểm tra; đảm bảo sau 45 ngày kể từ ngày nhận được danh sách từ Ngân hàng Nhà nước gửi đến thì có kết quả báo cáo Bộ Tài chính để thông báo tới Trung tâm phòng chống rửa tiền và báo cáo ban chỉ đạo phòng chống rửa tiền của Chính phủ. Về nội dung Quy chế báo cáo Bộ trước ngày 30-7-2014"- Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Trần Văn Phu cho biết, ngay từ cuối năm 2013, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo cơ quan Thuế các cấp tiến hành phân tích, lựa chọn những DN rủi ro cao để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2014. Trong đó, tập trung thanh tra các DN qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ, qua đó đã xác định rõ mục đích các giao dịch, nhận diện một số hình thức hợp thức hoá đơn, chứng từ thanh toán qua ngân hàng của DN. |