Lãnh đạo các nước G7 tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Cornwall,ộinghịGcóthểlàbướcngoặttrongviệcphụchồisauđạidịti lê ca cuoc Anh từ 11/6-13/6/2021. Ảnh: Sky News/Baoquocte
Theo nhà kinh tế chính từng làm việc cho Ngân hàng Thế giới, mọi quốc gia đều phải đối mặt và dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa toàn cầu, bao gồm các bệnh truyền nhiễm, biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học. Trước những thách thức bộc lộ rõ trong đại dịch COVID-19, cần có một cách tiếp cận tổng hợp để giải quyết, trong đó, các chính phủ G7 có trách nhiệm dẫn đầu.
Các nhà lãnh đạo G7 cũng cần thừa nhận rằng, nền kinh tế của họ sẽ chỉ phục hồi hoàn toàn nếu tăng trưởng được phục hồi ở các nước còn lại trên thế giới, vì phần lớn nhu cầu toàn cầu trong thập kỷ tới sẽ đến từ các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển. Do đó, G7 cần huy động tài chính và thúc đẩy đầu tư vào các nền kinh tế này.
Song song đó, nhà kinh tế học Stern nhấn mạnh, không quốc gia nào có thể an toàn khỏi đại dịch cho đến khi nó được kiểm soát ở tất cả các nước, vì vậy nhu cầu cấp thiết và quan trọng nhất hiện nay là bù đắp sự thiếu hụt tài chính cho Cơ chế “Tiếp cận toàn cầu với vaccine ngừa COVID-19” (COVAX) và thúc đẩy sản xuất và chia sẻ vaccine cho các nước nghèo.
Hơn nữa, các nước giàu cần trợ giúp các nền kinh tế đang phát triển bằng cách miễn giảm nợ và tăng khả năng tiếp cận tài chính thông qua các nguồn như quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF.
G7 cũng cần đảm bảo các nước giàu thực hiện cam kết huy động 100 tỷ USD/năm để giúp các nước đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu. Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của LHQ (COP26) tại Glasgow vào tháng 11 tới sẽ có nguy cơ thất bại nếu các nước giàu có không tôn trọng các cam kết tài chính với các nước đang phát triển và thực hiện các cam kết này đến năm 2025.
Vì những lý do này, hội nghị thượng đỉnh G7 tại Cornwall có thể là một bước ngoặt, không chỉ trong việc phục hồi sau đại dịch COVID-19 mà còn trong việc tạo ra một nền kinh tế toàn cầu lành mạnh hơn nhiều.
TỐ QUYÊN (Lược dịch từ CNA)