【kết quả bóng đá cúp fa hôm nay】'Đất rừng phương Nam': Làm ơn đừng xem phim bằng cái nhìn cực đoan!
Những ngày qua,ĐấtrừngphươngNamLàmơnđừngxemphimbằngcáinhìncựcđkết quả bóng đá cúp fa hôm nay bên cạnh những lời khen dành cho quy mô, sự hấp dẫn của Đất rừng phương Nam bản điện ảnh thì cũng bùng nổ tranh cãi dữ dội cũng như ý kiến chỉ trích phim đã làm sai lệch lịch sử, dẫn tới phim bị Cục Điện ảnh thẩm định lại và chỉnh sửa một số tên gọi, lời thoại.
Đây là điều chưa có tiền lệ khi một tác phẩm điện ảnh hư cấu dù đã nhận được giấy phép phổ biến nhưng bị thẩm định lại, bắt buộc phải thay đổi một số nội dung. VietNamNet đã phỏng vấn các đạo diễn, diễn viên, biên kịch điện ảnh cũng như nhà báo chuyên theo dõi mảng điện ảnh có uy tín xung quanh Đất rừng phương Nam.
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: Sự tranh cãi là cần thiết nhưng xin đừng cực đoan
"Một bộ phim truyện luôn luôn được định nghĩa là hư cấu, tưởng tượng, dù cho có được chuyển thể, phóng tác, lấy cảm hứng từ những câu chuyện có thật. Do đó để có những bộ phim hay, tác giả cần phải để cho trí tưởng tượng của mình bay bổng và đi xa hết mức có thể, thậm chí thoát ly hoàn toàn cái thực tế mà bộ phim dựa vào.
Giống như các loại hình nghệ thuật khác, một bộ phim truyện làm ra để khán giả khám phá thế giới tưởng tượng của tác giả. Một bộ phim truyện hư cấu tuyệt đối không phải là bằng chứng lịch sử hay căn cứ thực tế cho bất cứ một luận điểm nào, chủ thuyết nào.
Tất nhiên khán giả hoàn toàn có quyền đánh giá một bộ phim về tất cả những gì mà nó thể hiện. Nhưng phán quyết cuối cùng của khán giả đưa ra một cách văn minh là bộ phim đó "hay" hoặc dở, tôi thích hay không thích.
Nếu phán quyết của khán giả chuyển sang cái nhìn đúng - sai, ví dụ như làm hiểu sai vai trò của cách mạng hoặc làm sai lệch sự thật lịch sử hoặc góp phần làm tăng số lượng tội phạm... từ đó dẫn đến việc đòi cắt xén, thậm chí là đòi cấm chiếu thì thực sự những khán giả đó đang không công bằng với bộ phim.
Sự tranh cãi là cần thiết và tích cực nhưng xin đừng cực đoan. Nghệ sĩ yếu ớt và nhạy cảm, họ không muốn cãi và không thể cãi lại được với những "lý luận sắc bén, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng xác đáng không thể bác bỏ" của những khán giả cực đoan. Họ chỉ có thể ngừng tưởng tượng.
Chắc không khán giả nào mong muốn người nghệ sĩ sẽ ngừng tưởng tượng, kể cả những khán giả cực đoan nhất. Vì như thế sẽ chẳng còn phim hay để mà xem nữa.
NSND Trọng Trinh: Việc thẩm định lại 'Đất rừng phương Nam' làm tổn thương người sáng tạo
Việc thẩm định lại phim Đất rừng phương Namđương nhiên ảnh hưởng, thậm chí còn làm tổn thương người sáng tạo. Nếu muốn chính xác thì mua truyện về đọc còn một khi đã là điện ảnh, người nghệ sĩ được quyền phóng tác làm sao để tạo ra một câu chuyện mang đến cảm xúc cho người xem.
Khi xem Đất rừng phương Nam tôi thả lỏng theo cảm xúc của mình bởi phim rất đẹp, quay cầu kỳ, thực hiện nhiều đại cảnh, diễn viên xuất sắc. Lúc đầu tôi nghĩ đây đáng lẽ không phải phim của các nhà sản xuất tư nhân làm mà lẽ ra nhà nước phải đặt hàng. Người ta nói phim sai lịch sử nhưng tôi không thấy thế.
Từng làm một series hài phương Nam, tôi thấy tính cách con người trong này rất đáng yêu. Hơn nữa cảnh rất đẹp. Tâm hồn tính cách người Nam Bộ rất hào sảng, hồn hậu. Đừng soi xét cho rằng phải đúng ngày, đúng tháng, đúng cứ liệu lịch sử, kể cả phim lịch sử nước ngoài cũng chỉ bám lấy mốc sự kiện nào đó chứ không tả cụ thể mà hư cấu để tạo ra tác phẩm điện ảnh hấp dẫn, cuốn hút khán giả.
Tôi đánh giá lần này Nguyễn Quang Dũng làm phim ổn, cuốn hút từ đầu đến cuối. Là người trong nghề mà lâu lâu tôi mới thấy một bộ phim cuốn hút như vậy. Về diễn viên, tôi chỉ hơi gợn về diễn xuất của Trấn Thành trong vai bác Ba Phi trong khi các diễn viên khác diễn dung dị, vai nào cũng xuất sắc. Tôi đã làm chùm phim về bác Ba Phi do nghệ sĩ Thanh Nam đóng và đó là người miền Tây hào sảng, dung dị, rất đời, hóm hỉnh, hào sảng nhưng Thành diễn hơi cương nên bị bật ra khỏi dàn diễn viên. Đó là điều đáng tiếc.
Khi xem phim tôi không để ý đến Thiên Địa Hội, chỉ bị cuốn vào câu chuyện, âm nhạc tốt quay phim đẹp diễn viên giỏi. Đây có thể nói là 1 trong những phim hay nhất về miền Tây Nam Bộ và chúng ta phải tự hào về điều đó.
Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã: Đi cùng tận diệt một lỗi nhỏ trong phim là hơi quá
Việc tên đất, tên tổ chức từng có trong lịch sử và được nhắc lại trong 1 bộ phim mang tính xã hội như vậy thì nên chính xác hơn. Riêng trường hợp Đất rừng phương Nam, câu chuyện bị đẩy về đầu thế kỷ 20, khi đó các tổ chức chưa có liên kết nào cả và khoảng thời gian đó chưa có khái niệm Việt Minh.
Nói về tác động của cộng đồng mạng lên một bộ phim hư cấu, tôi thấy nhà sản xuất như vậy là rất cầu thị nhưng sự việc vừa qua đúng là đã làm cho câu chuyện làm phim trở nên phức tạp hơn nhiều, làm những người yếu bóng vía có thể nản. Đi cùng tận diệt 1 lỗi nhỏ trong phim, làm như vậy là hơi quá và biến thành câu chuyện chính trị.
Điều đó không công bằng với 1 tác phẩm nghệ thuật trong khi vấn đề chính là bộ phim đó có mang lại cảm xúc cho người xem hay không. Ở góc nhìn của một người sáng tác, tôi mong mọi người đừng hẹp hòi quá, đừng đem những hiểu biết lịch sử mang tính đóng khung áp vào một tác phẩm nghệ thuật. Đương nhiên một người làm việc cẩn trọng hoàn toàn có thể tránh được những ý kiến như vậy của cộng đồng mạng. Mà cộng đồng mạng là cái gì đó khá tự do, lộn xộn, nếu cứ đuổi theo như vậy thì rất sợ hãi, không ai làm việc được. Theo tôi, Đất rừng phương Namlà phim tốt.
Nhà báo Ngọc Nick M: Chất lượng phim mới là điều đáng quan tâm
Tranh cãi quanh một bộ phim phụ thuộc thể loại nó theo đuổi. Nếu phim làm về một thời kỳ lịch sử cụ thể sẽ phải tuân thủ chính xác các sự kiện đã từng xảy ra trong quá khứ còn một bộ phim hư cấu nếu có tuân theo lịch sử hay không thì không quá quan trọng bằng việc khán giả xem có thấy phim hợp lý hay không, chất lượng phim thế nào.
Nhiều bộ phim giả tưởng, viễn tưởng hay xuyên không cũng dùng nhân vật lịch sử, chi tiết từng xảy ra trong lịch sử, thậm chí còn biến đổi đảo đi. Nhìn toàn cảnh vụ việc phim Đất rừng phương Namtôi thấy đây là vấn đề rất bình thường, quan trọng ngay từ đầu nhà làm phim đã xác định rõ thể loại và ý tưởng của phim thế nào. Trừ khi phim làm về một nhân vật có thật, dựa trên sự kiện có thật trong lịch sử mà làm sai lệch mới là điều đáng nói.
Đất rừng phương Namlà thương hiệu phim ngay từ bản truyền hình đã được xếp vào hàng kinh điển nên khi làm bản điện ảnh dù ít dù nhiều vẫn tạo được sự quan tâm lớn của dư luận. Do vậy đây có thể coi là dự án phim bom tấn mà khán giả đều mong chờ bất cứ chi tiết và thông tin nào liên quan đến phim. Thêm nữa phim quy tụ nhiều ngôi sao nên toàn bộ thông tin đưa ra đều được quan tâm. Phim ra rạp bị mổ xẻ và làm quá lên là chuyện bình thường và hoàn toàn có thể lường trước được.
Đất rừng phương Nam có thể coi là trường hợp điển hình trong phim Việt. Cá nhân tôi thấy việc bộ phim gây tranh cãi là điều bình thường, quan trọng là nhà sản xuất thấy sự chỉnh sửa đó có hợp lý không và việc họ chỉnh sửa lại là hợp lý, tránh gây tranh cãi.
Đại biểu Quốc hội bàn về yếu tố lịch sử trong phim Đất rừng phương NamPGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chia sẻ quan điểm với VietNamNet liên quan đến ồn ào của phim 'Đất rừng phương Nam' cũng như vai trò của Cục Điện ảnh.