Cúp C2

【pohang – ulsan hyundai】Thiếu hiểu biết về các công cụ phòng vệ thương mại đang là rào cản lớn

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:World Cup   来源:Ngoại Hạng Anh  查看:  评论:0
内容摘要:PVTM là xu hướng mà các nước đã và đang sử dụng nhiều hơn để bảo vệ sản xuất trong nước. Trong bối c pohang – ulsan hyundai

thieu hieu biet ve cac cong cu phong ve thuong mai dang la rao can lon

PVTM là xu hướng mà các nước đã và đang sử dụng nhiều hơn để bảo vệ sản xuất trong nước. Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh XK như hiện nay,ếuhiểubiếtvềcáccôngcụphòngvệthươngmạiđanglàràocảnlớpohang – ulsan hyundai đây sẽ là hàng rào thương mại lớn cho DN Việt Nam?

Chúng ta đều biết chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ (hay còn gọi chung là kiện PVTM) là những công cụ bảo vệ sản xuất nội địa được thừa nhận trong WTO. Trên thực tế, phần lớn các vụ kiện mà hàng hóa XK của chúng ta phải đối mặt đều xuất phát từ việc các nhà sản xuất ở thị trường NK cảm thấy bị đe dọa trong cạnh tranh với hàng hóa NK từ nước ngoài.

Khi hàng hóa XK Việt Nam ngày càng có chỗ đứng trên thị trường, cạnh trạnh trực tiếp với hàng nội địa tại các nước NK, việc các ngành sản xuất tại các nước này cảm thấy bị đe dọa và phải “mượn tới” các công cụ PVTM để chống lại cũng là điều có thể dự đoán.

Nói cách khác, khi sức cạnh tranh của hàng XK càng lớn thì nguy cơ bị kiện cũng càng nhiều hơn. Không có cách nào, cũng không có nước nào có thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ bị kiện đối với hàng hóa XK của mình.

Tất nhiên, trong bối cảnh các hàng rào thuế quan và phi thuế quan ở các thị trường XK đang được loại bỏ dần theo các hiệp định thương mại tự do, tình hình sản xuất kinh doanh ở nhiều nước lại không mấy sáng sủa, nguy cơ các ngành sản xuất nội địa ở các thị trường này phải sử dụng tới các công cụ PVTM để bảo vệ lợi ích của mình trong cuộc cạnh tranh với hàng hóa NK càng lớn hơn. Do đó, nguy cơ hàng XK của chúng ta bị kiện ở nước ngoài cũng lớn hơn. DN XK Việt Nam cần đối diện với các vụ kiện PVTM ở thị trường nước ngoài như “sống chung với lũ”. Do vậy, các DN XK cần chủ động tìm hiểu, chuẩn bị và có phương án thích hợp để có thể vừa gia tăng XK, vừa đối phó với nguy cơ bị kiện, và nếu vụ kiện xảy ra thì kháng kiện và đạt kết quả tốt nhất.

Trong khi đó số vụ việc Việt Nam áp dụng đối với hàng hóa nước ngoài còn ít, theo bà nguyên nhân của việc này là gì?

Nếu so sánh với số vụ kiện hàng XK của Việt Nam bị điều tra ở các thị trường nước ngoài (trên 100 vụ kiện) thì việc sử dụng biện pháp PVTM ở trong nước để đối phó với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa NK còn là con số ít ỏi. Cho tới nay Việt Nam đã khởi xướng điều tra 10 vụ việc, trong đó có 3 vụ kiện chống bán phá giá và 7 vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ.

Lý do thì có nhiều. Một mặt nhiều DN chưa biết tới công cụ này để tận dụng, bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Mặt khác, nếu có biết chưa chắc DN đã sử dụng được do nhiều bất cập về cơ chế và năng lực.

Ví dụ để kiện chống bán phá giá với một mặt hàng NK nào đó, từ một thị trường nào đó, ngoài những thông tin về thiệt hại mà mình phải chịu, DN phải có thông tin về việc bán phá giá của hàng NK (lượng NK, giá NK, nhà XK nước ngoài… của các lô hàng trong ít nhất là 1 năm liền trước đơn kiện). Ở Việt Nam, những thông tin như vậy đều không công khai, DN không tiếp cận được thì lấy gì để đi kiện? Bên cạnh đó, DN còn phải có thông tin về giá bán của sản phẩm đó tại thị trường nước XK, để chứng minh giá đó thấp hơn giá XK sang Việt Nam, từ đó xác định là có phá giá hay không. Để có thông tin đó, DN phải có tiền để thuê chuyên gia nghiên cứu thị trường, điều tra các số liệu liên quan… DN Việt Nam chủ yếu là nhỏ, siêu nhỏ, chi phí kinh doanh chưa hề có khoản nào dự trù cho việc này. Vậy thì đi kiện làm sao?

Song từ một góc độ khác, tôi cho rằng tình hình đang được cải thiện. Một số DN cũng đã nghĩ tới và biết cách để sử dụng công cụ này, đặc biệt DN trong ngành thép.

Mới đây, trong cuộc họp lấy ý kiến dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp PVTM, chuyên gia của dự án USAID GIG cho rằng, pháp luật về PVTM hiện hành đang có nhiều điểm “trói buộc” DN như: Căn cứ khởi xướng điều tra, yêu cầu quá chi tiết và phức tạp về hồ sơ trong khi lại không quy định về thủ tục để cơ quan điều tra tự khởi xướng một vụ việc về tự vệ, phương pháp xác định thiệt hại… Đây cũng là lý do khiến Việt Nam ít sử dụng biện pháp này?

Tôi không hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên bởi theo thông lệ quốc tế, số lượng các vụ kiện PVTM do cơ quan điều tra tự khởi xướng là rất hãn hữu. Trên thực tế, hầu hết các vụ kiện PVTM trên thế giới đều xuất phát từ đơn kiện của ngành sản xuất nội địa.

Dự thảo Nghị định cần được ban hành theo cách thích hợp để tạo điều kiện khả thi cho DN sử dụng công cụ này. Tuy nhiên, các điều kiện này cũng phải tuân thủ các Hiệp định cơ bản của WTO chứ không phải dễ dàng tùy ý. WTO cho phép các quốc gia sử dụng công cụ PVTM này, nhưng phải tuân thủ những yêu cầu nhất định (ví dụ về điều kiện tối thiểu để khởi kiện, về người có quyền khởi kiện, về các thời hạn, trình tự điều tra, các điều kiện tối thiểu để áp dụng một biện pháp PVTM).

DN Việt Nam cần chuẩn bị gì để có thể sử dụng công cụ PVTM tốt hơn?

Từ kinh nghiệm của Hội đồng tư vấn PVTM thuộc Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI, chúng tôi cho rằng có nhiều việc phải làm để DN có thể sử dụng công cụ này bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Xin đơn cử ở đây ba việc chính.

Thứ nhất, việc DN thiếu hiểu biết về các công cụ PVTM là rào cản lớn trong việc sử dụng các biện pháp này. Chỉ khi DN, hiệp hội có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và các điều kiện sử dụng biện pháp PVTM thì mới có thể hy vọng họ hành động đúng và kịp thời.

Thứ hai, phối hợp chặt chẽ giữa các DN cùng ngành. Để khởi xướng các biện pháp PVTM, không chỉ một DN muốn là có thể thực hiện, có những điều kiện nhất định để đảm bảo điều kiện là đại diện cho ngành sản xuất nội địa trong quá trình khởi xướng và theo đuổi vụ việc. Vì vậy, các DN trong cùng ngành cần sát cánh bên nhau, đảm bảo lợi ích hợp pháp của mình trước hiện tượng hàng NK có hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Thứ ba, cần có cơ chế hỗ trợ thông tin từ phía cơ quan nhà nước đối với những nhóm thông tin mà DN không thể tự tập hợp hay thống kê được. Đây là sự hỗ trợ và cũng đồng thời là trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước liên quan để thực thi những văn bản pháp luật liên quan.

PVTM đã từng xảy ra sự xung đột lợi ích giữa nhóm DN sản xuất trong nước và DN NK. Thưa bà, làm sao để có thể hạn chế vấn đề này trong thời gian tới?

Trên thực tế, mâu thuẫn lợi ích trong một vụ kiện PVTM luôn luôn tồn tại giữa một bên là nhóm DN đi kiện đại diện cho ngành sản xuất trong nước và một bên là nhóm các DN NK và các DN sử dụng sản phẩm bị kiện làm đầu vào của sản xuất. Việc cân bằng hai nhóm lợi ích này sẽ được cơ quan điều tra xem xét trong suốt quá trình điều tra và ra quyết định có áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hay không.

Theo quy định mới tại của Luật Quản lý ngoại thương thì “lợi ích kinh tế xã hội” (chính là nội dung liên quan tới lợi ích của các nhóm bị ảnh hưởng bởi biện pháp PVTM) mặc dù là một yếu tố được xem xét trong quá trình điều tra nhưng không còn là một yếu tố bắt buộc cân nhắc trong quá trình ra quyết định áp dụng biện pháp PVTM nữa.

Vì vậy, để lợi ích của mình được tính tới, nhóm DN NK hoặc ngành sản xuất hạ nguồn, đại diện người tiêu dùng… không có cách nào khác là phải tham gia tích cực hơn vào quá trình điều tra, cung cấp các thông tin, lập luận, bằng chứng, số liệu cụ thể cho cơ quan điều tra.

Trong rất nhiều tư vấn của Trung tâm WTO và Hội nhập, các DN có liên quan luôn nhận được lời khuyên cần có hành động thích hợp và kịp thời trong suốt quá trình điều tra. Ví dụ, DN NK và/hoặc các DN sử dụng sản phẩm bị kiện làm đầu vào của sản xuất muốn phản đối đơn kiện thì việc phản đối đó cần được cụ thể hóa bằng những số liệu, dẫn chứng cụ thể chứ không chỉ dừng lại ở việc cùng nhau ký vào đơn phản đối vụ việc.

Xin cảm ơn bà!

Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam:

Trong bối cảnh thép nước ngoài ồ ạt tràn về Việt Nam, việc áp thuế tự vệ để bảo vệ cho sản xuất trong nước là rất cần thiết, là khoảng thời gian giúp DN thép củng cố lại năng lực của mình để có thể cạnh tranh với DN ngoại. Tuy nhiên, nội lực của DN mới là quan trọng để đối mặt với áp lực cạnh tranh với DN nước ngoài, áp thuế tự vệ chỉ là biện pháp tạm thời.

Việc sử dụng “van an toàn” này để bảo vệ ngành thép trong nước là chính đáng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Thế nhưng, đây cũng chỉ là biện pháp trong ngắn hạn giúp cho ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh mới thành lập, quy mô còn nhỏ… có điều kiện đầu tư công nghệ, quản lý để nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Về lâu dài, muốn tồn tại, DN ngành thép buộc phải nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bà Đinh Ánh Tuyết, Trưởng Văn phòng Luật sư IDVN:

Dù đây là cuộc đấu tranh đau khổ, tốn kém nhưng không thể làm khác bởi khi hội nhập sân chơi thế giới chúng ta phải chấp nhận luật chơi. Trong những vụ kiện Việt Nam bị kiện, Việt Nam thắng có mà thua cũng nhiều, có những vụ được áp rất thấp, hoặc không bị áp thuế. Một trong những kinh nghiệm tối quan trọng để có thể thành công trong vụ kiện là DN phải chứng minh được thiệt hại cụ thể của mình bằng con số cụ thể chứ không phải là những đánh giá chung chung kiểu “chúng tôi bị thiệt hại nặng nề”. Thậm chí, nếu không tham gia vụ kiện, DN còn có thể bị liệt vào danh sách bất hợp tác và bị áp thuế.

Ngoài các vụ việc kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hiện nay DN còn rất bỡ về chống gian lận thương mại. Nhưng luật sư trong lĩnh vực này tương đối hiếm nên DN có thể qua Cục Quản lý cạnh tranh để được tư vấn ban đầu và lựa chọn luật sư chuyên về vấn đề này.

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap