【bd keo nha cai hom nay】Xuất nhập khẩu các tỉnh trọng điểm phía Nam vẫn tăng trưởng ấn tượng
Xuất nhập khẩu tăng trưởng,ấtnhậpkhẩucáctỉnhtrọngđiểmphíaNamvẫntăngtrưởngấntượbd keo nha cai hom nay nhiều doanh nghiệp cảng lãi đậm | |
Thủ tướng yêu cầu hỗ trợ tối đa TPHCM và một số tỉnh thành phía Nam | |
Thành phố Hồ Chí Minh: Xuất nhập khẩu tăng trưởng ấn tượng |
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của 6 địa phương trọng điểm (kim ngạch 10 tỷ USD trở lên) trong 7 tháng đầu năm so với cùng kỳ 2020. Biểu đồ: T.Bình |
Tăng trưởng khá nhờ khởi đầu tốt
Tại tọa đàm với chủ đề “Hải quan đồng hành cùng doanh nghiệp trong cao điểm dịch Covid-19” do Tạp chí Hải quan tổ chức ngày 18/8, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương Nguyễn Trường Giang cho biết, đến ngày 17/8, tỉnh Bình Dương có hơn 50.000 người nhiễm Covid-19 trên tổng số hơn 2,5 triệu dân, điều này gây nhiều khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Cụ thể, lượng tờ khai tại Cục (cập nhật từ 15/7 đến 15/8), giảm rất mạnh tới 42% so với các tháng trước đó, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm trên 32%.
“Hàng năm Hải quan Bình Dương làm thủ tục cho khoảng 6.000 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 2.000 doanh nghiệp làm thủ tục thường xuyên. Tuy nhiên, do dịch bệnh nên hiện nay, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động rất nhiều. Trong đó có khoảng 600 doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên”, ông Nguyễn Trường Giang chia sẻ.
Đại diện Cục Hải quan TPHCM, Cục Hải quan Đồng Nai cũng đưa ra nhiều thông tin về khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn thời điểm hiện nay như: nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến”, thiếu nhân công… nên nhiều doanh nghiệp tạm dừng hoạt động. Với số lượng doanh nghiệp tổ chức được sản xuất, nhiều doanh nghiệp cũng chỉ duy trì được khoảng 20% đến 30% công suất vì các yêu cầu phòng, chống dịch, vấn đề tổ chức ăn ở cho công nhân…
Thực tế số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan đã ghi nhận 3 trung tâm kinh tế lớn nhất ở phía Nam là TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai đều giảm. Cụ thể, TPHCM chỉ đạt 3 tỷ USD giảm khoảng 1,4 tỷ USD; Bình Dương đạt 2,95 tỷ USD giảm khoảng 350 triệu USD; Đồng Nai đạt 1,93 tỷ USD giảm hơn 200 triệu USD.
Tính chung 7 tháng, TPHCM vẫn là địa phương có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước với 26,6 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đặc biệt, Bình Dương dù gặp khó khăn trong thời điểm hiện tại nhưng trong 7 tháng qua có mức tăng trưởng xuất khẩu hết sức ấn tượng với kim ngạch đạt 20,4 tỷ USD, tăng tới 44% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng thêm hơn 6 tỷ USD). Nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ nên Bình Dương cùng với TP HCM và Bắc Ninh (đạt 22,4 tỷ USD) là 3 địa phương đạt kim ngạch xuất khẩu từ 20 tỷ USD trở lên tính hết tháng 7.
Xuất khẩu của Đồng Nai cũng có sự tăng trưởng cao 34,2% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 14,65 tỷ USD.
Tăng trưởng vững chắc
Các dữ liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan về thị trường, các ngành hàng chủ lực tạo được niềm tin vào hoạt động xuất nhập khẩu khi các chỉ số liên quan đều là gam màu tươi sáng.
Về thị trường, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 241,84 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2020, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,5%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.
Ngoài ra, 4 châu lục còn lại cũng đạt tăng trưởng hai con số. Cụ thể, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Mỹ đạt 78,77 tỷ USD, tăng 35,4%; châu Âu đạt 41,73 tỷ USD, tăng 17,9%; châu Đại Dương đạt 7,94 tỷ USD, tăng 45,3%; châu Phi đạt 4,84 tỷ USD, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Với các ngành hàng chủ lực, cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng trưởng cao. Trong 38,68 tỷ USD kim ngạch tăng thêm của xuất khẩu, các nhóm hàng đóng góp quan trọng như: máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 7,33 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 4,06 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 3,54 tỷ USD…
Hết tháng 7 có 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên gồm: điện thoại và linh kiện (đạt 29,78 tỷ USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (27,56 tỷ USD); máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (20,03 tỷ USD); dệt may (18,46 tỷ USD); giày dép (11,8 tỷ USD).
Đối với nhập khẩu, trong 49,78 tỷ USD kim ngạch tăng thêm, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng cũng có con số tăng thêm lớn nhất với 7,35 tỷ USD. Tiếp đến là, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 7,15 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 3,56 tỷ USD…
3 nhóm hàng trên cũng là những nhóm hàng chục tỷ USD của nhập khẩu tính hết tháng 7. Trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (39,88 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (27,17 tỷ USD); điện thoại và linh kiện (10,71 tỷ USD).