【soi kèo monaco hôm nay】Bộ Tài chính chủ động thực hiện các nhiệm vụ EVFTA

Bộ Tài chính chủ động xây dựng các văn bản pháp luật về lĩnh vực hải quan phù hợp với cam kết EVFTA.

Bộ Tài chính chủ động xây dựng các văn bản pháp luật về lĩnh vực hải quan phù hợp với cam kết EVFTA.

Trao đổi với phóng viên Thời báo Tài chính Việt Nam,ộTàichínhchủđộngthựchiệncácnhiệmvụsoi kèo monaco hôm nay ông Hà Duy Tùng - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) cho biết, với tư cách là đơn vị chủ trì các nội dung cam kết về thuế, hải quan, dịch vụ tài chính, Bộ Tài chính đã sớm chủ động thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) của Chính phủ.

PV: Hiệp định EVFTA đã chính thức có hiệu lực từ 1/8. Để thực thi hiệp định này, Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1201/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA. Xin ông cho biết, những nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính được Thủ tướng Chính phủ phân công?

Ông Hà Duy Tùng:Theo Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 6/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA, các nhiệm vụ chính mà Bộ Tài chính được phân công chủ trì về xây dựng pháp luật, thể chế, bao gồm việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đó là: Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi năm 2012, Nghị định về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định EVFTA và Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP nêu trên.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Công thương và các bộ, ngành có liên quan trong thực hiện các nhiệm vụ về tuyên truyền, phổ biến thông tin cam kết EVFTA, góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện hệ thống pháp luật thực thi Hiệp định EVFTA, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực,…

Ông Hà Duy Tùng

Ông Hà Duy Tùng

PV: Để thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch thực hiện EVFTA của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã có công tác chuẩn bị như thế nào, thưa ông?

Ông Hà Duy Tùng:Là đơn vị chủ trì tham mưu cho lãnh đạo Bộ trong công tác chuẩn bị thực thi cam kết EVFTA đối với các nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách của Bộ Tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế đã chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai các công việc.

Về hoàn thiện hệ thống pháp luật, kết thúc quá trình rà soát pháp lý, cụ thể là đối chiếu, so sánh cam kết của Hiệp định EVFTA về các nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách của Bộ Tài chính với quy định pháp luật trong nước hiện hành, Bộ Tài chính đã xây dựng danh sách các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực thi cần phải ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành. Trên cơ sở đó, để đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và đảm bảo tính tuân thủ cam kết của Việt Nam theo Hiệp định EVFTA, đặc biệt đối với các văn bản hướng dẫn thực thi cần có hiệu lực ngay khi hiệp định có hiệu lực, các đơn vị chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng văn bản thuộc danh sách ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung của Bộ Tài chính đã sớm chủ động lên kế hoạch, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong Bộ có liên quan để xây dựng dự thảo, xin ý kiến rộng rãi các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, người dân để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định.

Một số hoạt động tuyên truyền chính của Bộ Tài chính liên quan đến cam kết EVFTA có thể kể đến như: tổ chức các họp báo chuyên đề của Bộ Tài chính, các buổi tọa đàm của cơ quan hải quan, phát biểu tham luận tại các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn về cam kết của Việt Nam trong Hiệp định EVFTA, đăng tải tóm tắt cam kết, tin tức, bài viết nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách để thực thi các điều ước quốc tế có liên quan trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính và các cơ quan báo chí ngành Tài chính như Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Báo Hải quan,… và nhiều cơ quan báo chí, truyền hình.

PV: Với tư cách là đơn vị chủ trì các nội dung cam kết về thuế, hải quan, dịch vụ tài chính, xin ông cho biết, việc thực thi các cam kết này sẽ tác động thế nào tới nhiệm vụ tài chính - ngân sách của Bộ Tài chính?

Ông Hà Duy Tùng:Không chỉ với EVFTA, việc tham gia bất kỳ một hiệp định thương mại nào cũng sẽ có những tác động đến các nhiệm vụ tài chính - ngân sách về cả hai mặt thuận lợi lẫn bất lợi. Để chuẩn bị cho công tác phê chuẩn Hiệp định EVFTA, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội các nội dung liên quan đến Hiệp định EVFTA, trong đó có nội dung đánh giá tác động tới ngân sách nhà nước. Cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ có tác động giảm thu nhưng việc gia tăng các hoạt động thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế nhờ đó sẽ góp phần tăng thu nội địa. Như vậy, lợi ích của EVFTA về thu ngân sách có thể được phát huy tốt hơn trong trung và dài hạn.

PV: Bộ Tài chính sẽ có kế hoạch triển khai các nhiệm vụ của mình như thế nào để các cam kết của hiệp định đi vào thực tiễn, là động lực phát triển đất nước, thưa ông?

Ông Hà Duy Tùng:Cùng với các giải pháp, nhiệm vụ đã nêu trên, hiện nay, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ để ban hành Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, dự kiến trong tháng 8, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định này. Đồng thời, ngay trong tháng 8/2020, Bộ Tài chính sẽ ban hành Chương trình hành động của bộ để triển khai thực hiện Hiệp định trong đó sẽ tiếp tục hoàn thiện các khung khổ pháp luật để nội luật hóa cam kết và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng phổ biến tập huấn cụ thể các cơ chế chính sách để doanh nghiệp và người dân hiểu rõ và thực thi đúng. Bên cạnh đó, đối với các vướng mắc, khó khăn phát sinh trong thực thi hiệp định, doanh nghiệp có thể phản ánh về Bộ Tài chính để được giải đáp cụ thể.

PV: Xin cảm ơn ông!

Chủ động phổ biến thông tin về các cam kết Hiệp định EVFTA

“Bộ Tài chính đã tích cực, chủ động phổ biến thông tin kịp thời về các cam kết của Hiệp định EVFTA trong lĩnh vực tài chính (gồm cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, hải quan, dịch vụ chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm và một số dịch vụ khác, doanh nghiệp nhà nước,…) tới nhiều đối tượng như công chức Bộ Tài chính, cán bộ hải quan, hiệp hội, doanh nghiệp một số ngành hàng có khả năng tận dụng nhiều ưu đãi từ hiệp định. Các hoạt động tuyên truyền này được tiến hành ngay từ khi kết thúc đàm phán hiệp định vào tháng 12/2015, ký kết vào tháng 6/2019, trước và trong quá trình phê chuẩn hiệp định, cho đến khi hiệp định được công bố chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2020”.

Ông Hà Duy Tùng Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính)

Thảo Miên (thực hiện)