【soi kèo juve】Nông dân cần tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
Giá phân bón tăng cao trong thời gian qua đã tác động không nhỏ đến sản xuất của nông dân. Đây là thách thức và cũng được xem là cơ hội để tăng cường giới thiệu,ầntăngcườngứngdụngtiếnbộkỹthuậtvosảnxuấsoi kèo juve triển khai đến nông dân về các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật hướng đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ hoặc theo hướng hữu cơ, phù hợp định hướng phát triển bền vững của tỉnh cũng như khu vực. Liên quan đến vấn đề này, phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thanh Thúy, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang.
Ứng dụng đồng bộ nhiều giải pháp kỹ thuật tiên tiến giúp người nông dân tái cơ cấu lại các hình thức canh tác, tiết giảm chi phí đầu tư.
Thưa bà, thời gian qua, việc giá phân bón tăng cao có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất và lợi nhuận của bà con nông dân trên địa bàn tỉnh ?
- Sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua đang chịu tác động rất lớn của biến động giá cả thị trường vật tư đầu vào, đặc biệt là giá phân bón. Việc giá phân bón tăng cao trong thời gian qua đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình sản xuất lúa cũng như các loại cây trồng khác và làm giảm khả năng tái đầu tư sản xuất mùa vụ mới của người dân cũng như về lâu dài ảnh hưởng đến lợi nhuận, thu nhập của bà con nông dân.
Qua đánh giá sơ bộ vụ Hè thu 2022 trên địa bàn tỉnh, giá thành sản xuất lúa trong vụ có thể tăng từ 15-18% so với vụ Hè thu 2021 (3.506,1 đồng/kg). Nguyên nhân dẫn đến giá thành sản xuất tăng do chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) và tăng chi phí lao động (công bón phân, phun thuốc, gieo mạ…). Bên cạnh đó, giá phân bón tăng cao cũng là thách thức với nông dân, nhiều người buộc phải giảm lượng phân bón nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất. Song, đây là cơ hội để bà con thay đổi tư duy, thói quen sử dụng phân bón trong quá trình canh tác, hạn chế việc lạm dụng phân bón để tăng năng suất. Ngoài ra, áp lực phân bón vô cơ tăng cao sẽ thúc đẩy các mô hình sản xuất phân hữu cơ, nông sản sạch phát triển.
Được biết, các hợp tác xã, nông dân trong tỉnh đang tích cực áp dụng kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng” trong canh tác. Xin bà cho biết những ưu điểm của việc áp dụng các kỹ thuật này trong bối cảnh giá phân bón, vật tư nông nghiệp đang cao như hiện nay ?
- Những năm gần đây, năng suất và hiệu quả sản xuất lúa ở nước ta nhìn chung tăng chậm, nguyên nhân do tác động của biến đổi khí hậu và sự suy giảm độ màu mỡ của đất đai. Bên cạnh đó, việc lạm dụng phân hóa học và thuốc phòng trừ dịch hại còn khá phổ biến ở nhiều địa phương, làm cho đất suy thoái, khả năng hấp thu dinh dưỡng giảm, bất lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng và sự đa dạng của vi sinh vật trong đất, làm tăng chi phí sản xuất lúa.
Trước tình hình đó, để phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp theo quy mô hàng hóa lớn, đáp ứng tốt thị trường xuất khẩu, ngành nông nghiệp tỉnh đã quan tâm, chỉ đạo các địa phương thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất như 3 giảm 3 tăng. Đây là biện pháp kỹ thuật giúp tăng hiệu quả canh tác và mang lợi ích về nhiều mặt.
Cụ thể, việc giảm lượng giống gieo sạ sẽ giúp giảm chi phí tiền giống, làm giảm áp lực sâu bệnh trên ruộng lúa sẽ dẫn đến giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng. Đồng thời giảm được lượng phân bón trên ruộng do mật độ cây trồng thấp. Trước tình hình giá phân bón tăng cao như hiện nay, việc sử dụng phân bón cân đối giúp cây lúa phát triển cân đối về dinh dưỡng sẽ hạn chế bị sâu, bệnh tấn công, tránh lãng phí tiền mua phân, lượng đạm dư thừa làm ô nhiễm môi trường. Đồng thời, cũng giảm được lượng thuốc bảo vệ thực vật (thuốc hóa học), góp phần giảm các độc chất có hại cho con người, cho động vật và cho môi trường nước và đất. Nếu bà con áp dụng tốt kiến thức về phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), gieo sạ đúng liều lượng hạt giống chất lượng tốt, bón phân cân đối - hợp lý, sử dụng những loại phân bón chuyên dùng cho lúa có bổ sung các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng thì việc hạn chế sâu bệnh sẽ tốt hơn.
Từ đó, giúp người nông dân tái cơ cấu lại các hình thức canh tác, giúp từ việc chuẩn bị cho đến khâu canh tác lúa trở nên nhẹ nhàng hơn, từ đó sản xuất lúa được đẩy mạnh, giảm chi phí đầu vào, thu lại lợi nhuận cao.
Thưa bà, để đảm bảo năng suất, chất lượng, lợi nhuận trong bối cảnh giá phân bón tăng cao, ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật có khuyến cáo gì đến bà con nông dân về áp dụng các kỹ thuật canh tác mới ?
- Trong bối cảnh giá phân bón tăng cao, ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật nhận định là thách thức, đồng thời là cơ hội để tăng cường giới thiệu, triển khai đến nông dân về các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật hướng đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ hoặc theo hướng hữu cơ, phù hợp định hướng phát triển bền vững của tỉnh cũng như khu vực.
Ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật đã tổ chức các cuộc tập huấn cho nông dân về chuyển đổi dần từ phân bón vô cơ sang sử dụng phân bón hữu cơ, nêu rõ các ưu điểm của phân hữu cơ trong cải tạo đất trồng trọt và cũng như hướng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản.
Phối hợp các địa phương xây dựng mô hình thí điểm sử dụng phân bón hữu cơ trên cây trồng, lồng ghép sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ vật tư đầu vào từ nguồn kinh phí bảo vệ đất trồng lúa. Qua đó nông dân được hỗ trợ kinh phí đầu tư, chuyển đổi dần từ việc đơn thuần sử dụng phân bón vô cơ trong canh tác lúa sang sử dụng cả phân bón vô cơ và phân bón hữu cơ.
Khuyến khích, hỗ trợ nông dân tự sản xuất phân bón hữu cơ từ các nguồn phụ phẩm sẵn có; ứng dụng công nghệ để giảm lượng phân bón sử dụng mỗi vụ, thông qua việc xây dựng các mô hình khuyến khích phát triển đa dạng hóa phụ phế phẩm từ rơm rạ như: trồng nấm, có thể dùng để sản xuất phân bón hữu cơ hoặc làm thức ăn chăn nuôi... Điều này giúp giảm chi phí phân bón trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời tiến tới sản xuất xanh và sạch. Bên cạnh đó, ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh cũng tích cực triển khai các nội dung của Nghị định số 109 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ đến rộng rãi các địa phương thông qua các tổ kỹ thuật nông nghiệp các xã, phường, thị trấn. Mục đích nhằm tác động thay đổi dần tư duy, tập quán sản xuất cũ của nông dân.
Xin cảm ơn bà !
THÚY HẰNG thực hiện