Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở cổ họng và đường hô hấp trên (mũi,ệnhbạchhầuTriệuchứngnhậnbiếtcáchphòngtráty lê ca cươc xoang cạnh mũi, đường mũi và hầu họng). Tác nhân gây ra bệnh là ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu tiết ra tác động đến tim, thận, hệ thần kinh gây nhiễm trùng và nhiễm độc toàn thân, khiến người bệnh có nguy cơ tử vong cao.
BSCK 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Thể bệnh hay gặp nhất của bệnh bạch hầu là ở đường hô hấp (mũi, họng, thanh quản, khí phế quản), trong đó 70% là bạch hầu họng. "Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu tồn tại ở cả người bệnh và người lành mang vi khuẩn. Khi một người bị nhiễm trùng, nhiễm độc do vi khuẩn bạch hầu có thể dẫn đến tử vong rất nhanh trong khoảng 7 ngày nếu không phát hiện và điều trị", bác sĩ Tiến chia sẻ.
Theo bác sĩ Tiến, thời gian ủ bệnh bạch hầu thường khoảng 2-3 ngày, sau đó xuất hiện các triệu chứng như đau họng, sốt, ho, khàn tiếng, chán ăn, xuất hiện giả mạc lan nhanh màu trắng ngà... "Các triệu chứng của bạch hầu dễ nhầm lẫn với cảm cúm. Tuy nhiên ở người mắc bệnh cảm cúm sau hạ sốt có thể mặt mũi tươi tỉnh, còn người bệnh bạch hầu vừa nhiễm trùng, nhiễm độc nên mặt rất đừ. Do đó khi thấy đau viêm họng nhiều, đừ người, có giả mạc trắng nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám", bác sĩ Tiến khuyến cáo.