Chặng đường của nhiệm kỳ thứ ba mới đi được một nửa,ặngđườngkhókhăncủangườiphụnữquyềnlựcnhấtthếgiớbóng đá trực tiếp hom nay song có thể thấy đây đang là giai đoạn khó khăn và vất vả nhất của người phụ nữ được tạp chí Forbes bình chọn là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới.
Nếu như hai nhiệm kỳ trước tương đối yên bình thì ở nhiệm kỳ này, bà Merkel phải cùng lúc đối mặt với rất nhiều thách thức và khủng hoảng, từ vấn đề Ukraine, Hy Lạp, người tị nạn và gần đây nhất là chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
10 năm cầm quyền với rất nhiều thăng trầm và những gì bà đã làm được đã giúp nước Đức ổn định, phát triển và có được vị thế ở châu Âu và trên trường quốc tế như ngày hôm nay.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên từ 11-2005, liên đảng Liên minh Dân chủ/Xã hội cơ đốc giáo (CDU/CSU) của Thủ tướng Merkel đã lập liên minh cầm quyền với đảng Dân chủ Xã hội (SPD).
Thành tựu nổi bật trong nhiệm kỳ của Chính phủ đen-đỏ này là sửa đổi Hiến pháp liên bang từ năm 1949 để phân chia lại quyền lực giữa liên bang và các bang; nâng độ tuổi về hưu từ 65 lên 67 tuổi; lập gói cứu trợ trị giá 500 tỷ euro để cứu các ngân hàng khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới.
Trong nhiệm kỳ thứ hai từ 10-2009, Chính phủ đen-vàng gồm CDU/CSU và đảng Dân chủ tự do (FDP) đã thông qua kế hoạch dần loại bỏ điện hạt nhân tới năm 2022; bãi bỏ chế độ quân dịch bắt buộc và chấm dứt 10 năm sứ mệnh của quân đội liên bang ở tỉnh Kunduz, miền Bắc Afghanistan.
Nhiệm kỳ thứ ba từ 12-2013 tiếp tục là một Chính phủ đại liên minh giữa CDU/CSU và SPD, trong đó, Đức đã áp dụng luật lương tối thiểu ở mức 8,50 euro/giờ và lần đầu tiên kể từ năm 1969, nước này đạt cân bằng ngân sách và không có nợ mới trong ngân sách liên bang.
Trong hai năm qua, các hồ sơ quốc tế đã chi phối phần lớn thời gian của nữ Thủ tướng Đức. Phải khẳng định rằng không có sự quyết tâm và nỗ lực của nhà lãnh đạo Đức, cuộc khủng hoảng Ukraine khó có thể xuống thang và triển vọng tìm kiếm lối thoát cho vấn đề Ukraine, như việc đạt được "Thỏa thuận hòa bình Minsk" tháng 2-2015, sẽ rất mờ mịt.
Trong vấn đề Hy Lạp, bà Merkel cũng là người thúc đẩy các cuộc đàm phán giữa Athens với các chủ nợ quốc tế để quốc gia ngập trong nợ nần này có thể chạm tay vào gói cứu trợ thứ ba, qua đó tránh được việc bị phá sản và phải rời eurozone.
Bên cạnh đó, vấn đề đang gây chia rẽ lớn trong liên đảng bảo thủ và trong Chính phủ hiện nay là cuộc khủng hoảng người tị nạn. Dù bị chính đảng liên kết là CSU kịch liệt phản đối, thậm chí nhiều chính trị gia CDU cũng chỉ trích chính sách "rộng mở" với người tị nạn, song bà Merkel vẫn kiên quyết với chính sách của mình, đó là không đóng cửa biên giới và không đặt mức trần tiếp nhận người tị nạn.
Ngoài ra, trên cương vị Thủ tướng Đức, bà Merkel đã hai lần tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh G8 ở Heiligendamm, bang Mecklenburg-Vorpommern, năm 2007 và Hội nghị G7 tại lâu đài Elmau, bang Bayern, năm 2015.
Tại cả hai hội nghị, chủ đề xuyên suốt là bảo vệ khí hậu Trái Đất, theo đó các nước công nghiệp phát triển nhất trí tới năm 2050 sẽ giảm 50% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Như vậy, có thể thấy nhiệm kỳ thứ ba này đang là giai đoạn khó khăn nhất của nhà lãnh đạo Đức. Hồ sơ Ukraine, Hy Lạp chưa dứt điểm trong khi cuộc khủng hoảng người tị nạn vẫn còn đó.
Vấn đề gây quan ngại cho không chỉ nước Đức mà cả châu Âu và thế giới hiện nay là sự lớn mạnh và bánh trướng của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Hàng loạt vụ đánh bom khủng bố ở Paris đã khiến không chỉ thủ đô nước Pháp rúng động mà toàn châu Âu bàng hoàng.
Khủng bố cũng đã suýt xảy ra ở Đức. Chưa bao giờ người dân nước này lại phải sống trong cảnh hoang mang, lo sợ khi ra đường, tới những nơi công cộng như hiện nay.
Giải quyết mối lo này là trách nhiệm của không chỉ những nước trực tiếp liên đới như Đức, Bỉ hay Pháp mà là nghĩa vụ của cả thế giới, đặc biệt là những cường quốc như Mỹ, Nga.
Khi nhiệm kỳ của Thủ tướng Merkel còn hai năm nữa, dư luận nước này đã bắt đầu đồn đoán về việc liệu bà có tiếp tục ra tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo hay không, hoặc như một số phương tiện truyền thông nói bà có thể ra ứng cử vào vị trí Tổng thư ký Liên hợp quốc.
Trong khi đó, ở CDU hiện nay chưa có gương mặt nào có đủ uy tín để thay thế cho nữ Chủ tịch đương nhiệm của đảng để dẫn dắt liên đảng bảo thủ trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 2017.
http://www.vietnamplus.vn/chang-duong-kho-khan-cua-nguoi-phu-nu-quyen-luc-nhat-the-gioi/356801.vnp