Bộ Tài chính: Nhiều chính sách ưu đãi thúc đẩy phát triển các dòng xe ô tô thân thiện với môi trường | |
Đã phân bổ hơn 96,ànthiệnquyđịnhphânbổngânsáchgiaiđoạnmớkết quả giải úc7% kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước | |
Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư theo hình thức PPP |
Nhiều bộ, ngành gặp khó khăn trong cân đối kinh phí trong giai đoạn 2017-2021 Ảnh: ST |
Khó khăn trong cân đối kinh phí
Theo báo cáo của Bộ Tài chính về tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 266/2016/UBTVQH14 ngày 4/10/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2017, hệ thống định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN theo Nghị quyết số 266/2016/UBTVQH14 là căn cứ quan trọng, chủ yếu để xây dựng dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2017 (năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách).
Đánh giá kết quả thực hiện định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN năm 2017 đối với các bộ, cơ quan Trung ương, trong đó, đối với lĩnh vực chi quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể, Bộ Tài chính cho biết, giai đoạn 2017-2021, chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương và chi theo định mức của các bộ, cơ quan trung ương chiếm khoảng 62-68% tổng chi hành chính của các cơ quan, đơn vị (riêng chi theo định mức chiếm khoảng 20%), cơ bản đảm bảo hoạt động bộ máy và thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên của các cơ quan. Định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN năm 2017 là cơ sở pháp lý để xây dựng dự toán chi NSNN hằng năm, kế hoạch tài chính – NSNN 3 năm, xây dựng định mức phân bổ/quy chế chi tiêu nội bộ của các bộ, cơ quan trung ương; góp phần tăng sự chủ động, linh hoạt cho các cơ quan trong phân bổ, sử dụng kinh phí…
Bên cạnh những kết quả đạt được, các bộ, cơ quan có phản ánh về một số khó khăn, chủ yếu về việc định mức phân bổ chi thường xuyên còn thấp, chưa được điều chỉnh kịp thời để phù hợp với những thay đổi về cơ chế, chính sách cũng như tình hình kinh tế - xã hội chung của đất nước. Cụ thể như, định mức chi thường xuyên chưa được điều chỉnh tăng tương ứng với tình hình thực tế. Theo đó, định mức chi thường xuyên năm 2017 đã kết cấu chung nhiều nhiệm vụ chi thường xuyên như: đoàn ra đoàn vào, tổ chức hội nghị hội thảo, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật,… nhưng do khó khăn trong cân đối ngân sách trung ương (NSTW), định mức chi thường xuyên giữ ổn định từ năm 2017 đến năm 2021, không được điều chỉnh tăng. Trong khi đó, từ năm 2017-2021, chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 18,3%; việc điều chỉnh, hoàn thiện thể chế dẫn đến tăng thêm chức năng nhiệm vụ thường xuyên của các đơn vị, một số chế độ chi tiêu cũng đã được điều chỉnh tăng như: chế độ công tác phí, chi tổ chức hội nghị hội thảo,…nên việc cân đối kinh phí của các bộ, cơ quan ngày càng khó khăn.
Bên cạnh đó, thực hiện Kết luận 17, Nghị quyết 18 về tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, năm 2019-2020 đã thực hiện cắt giảm ngay từ khâu dự toán phần định mức chi thường xuyên tương ứng với số biên chế phải giảm của các bộ, cơ quan trung ương. Lũy kế đến hết năm 2020 đã cắt giảm khoảng 271 tỷ đồng, tương đương 7,3% tổng chi định mức và dự toán năm 2021 tiếp tục cắt giảm thêm 70 tỷ đồng chi thường xuyên theo định mức của các bộ, cơ quan Trung ương. Tuy nhiên, thực tế việc tinh giản biên chế kéo dài trong cả năm nên cắt giảm toàn bộ kinh phí ngay từ đầu năm cũng có những bất cập; một số bộ, cơ quan có số lượng biên chế phải cắt giảm lớn là rất khó khăn… Do tác động của nhiều yếu tố như đã nêu trên, phần kinh phí bố trí theo định mức chi thường xuyên của các bộ, cơ quan trung ương đang có xu hướng giảm dần cả về quy mô và tỷ trọng, chưa đảm bảo tính chủ động cho các cơ quan trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN 2022 phải rõ ràng, minh bạch
Về kết quả thực hiện định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN năm 2017 đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tài chính cho biết, tiêu chí phân bổ chi thường xuyên cho các địa phương cơ bản theo tiêu chí dân số đã đảm bảo tính công bằng, hợp lý, công khai, minh bạch trong phân bổ ngân sách do yêu cầu, nhiệm vụ chi thường xuyên của các địa phương cơ bản phụ thuộc chỉ tiêu dân số. Đồng thời, tiêu chí phân bổ có hệ số ưu tiên đối với vùng cao - hải đảo, vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khó khăn (như nhiệm vụ chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo vùng cao, hải đảo bằng 2 lần vùng đồng bằng; chi sự nghiệp y tế 1,9 lần; chi sự nghiệp văn hóa thông tin 1,95 lần...).
Về khó khăn vướng mắc, Bộ Tài chính cho biết, đối với các địa phương có dân số thấp, diện tích rộng, vị trí địa lý khó khăn, định mức phân bổ chi ngân sách của từng lĩnh vực mặc dù đã có hệ số cao hơn các vùng khác và đã có hệ số đối với các địa phương có dân số thấp, nhưng các địa phương này vẫn còn có nhiều khó khăn về nguồn ngân sách để đảm bảo các nhiệm vụ chi theo phân cấp của Luật NSNN. Báo cáo của Bộ Tài chính gửi Chính phủ cũng nêu rõ những khó khăn cụ thể của từng lĩnh vực chi gồm định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục; sự nghiệp y tế; quản lý hành chính, đảng, đoàn thể; sự nghiệp phát thanh truyền hình; quốc phòng, an ninh; sự nghiệp kinh tế... và định mức phân bổ chi thường xuyên khác của ngân sách địa phương.
Về phương hướng xây dựng định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN năm 2022, Bộ Tài chính xác định xây dựng định mức chi thường xuyên NSNN năm 2022 phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước năm 2022, kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm, Kế hoạch tài chính 5 năm 2021- 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) của cả nước. Tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và kiểm tra; đảm bảo công bằng, công khai và minh bạch; từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế, khắc phục hạn chế của định mức phân bổ theo Nghị quyết số 266/2016/UBTVQH14.
Bộ Tài chính đề xuất một số giải pháp như: đảm bảo nguồn thực hiện tiền lương 1,49 triệu đồng/tháng và đảm bảo các chế độ chính sách Trung ương đã ban hành đến 31/5/2021; nâng định mức phân bổ theo tiêu chí dân số tăng bình quân khoảng 50% so với Nghị quyết số 266; sửa đổi, bổ sung các tiêu chí phụ hoặc bỏ các tiêu chí phụ của từng lĩnh vực cho phù hợp với tình hình thực tế, trong đó, đối với lĩnh vực chi giáo dục, tiêu chí bổ sung quy định tỷ lệ chi khác (không bao gồm tiền lương và các khoản chi con người) đảm bảo tối thiểu 18% tổng chi giáo dục (theo Nghị quyết số 266, tỷ lệ này là 18%); NSTW hỗ trợ theo quy định đối với các chính sách mới, chính sách tăng mức chi so với định mức đã tính trong dự toán chi cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2022, các chế độ, chính sách chưa bố trí cân đối dự toán chi cân đối NSĐP năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách... |