【soi kèo dortmund hôm nay】Triệt để tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu lập dự toán ngân sách năm 2022

Infographics: Toàn cảnh tình hình ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm 2021
Triệt để thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong quản lý,ệtđểtiếtkiệmchốnglãngphíngaytừkhâulậpdựtoánngânsáchnăsoi kèo dortmund hôm nay điều hành, sử dụng ngân sách
Hướng dẫn sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cho phát triển du lịch
Đã phân bổ được hơn 94% vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2021
Triệt để tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu lập dự toán ngân sách năm 2022
Cần chủ động sắp xếp các khoản chi và thứ tự ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ảnh: Internet.

Theo dự thảo Thông tư này, trong xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024, nội dung Đánh giá tình hình thực hiện thu năm 2021 phải đảm bảo nguyên tắc chung là thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN, quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí và các văn bản chỉ đạo, điều hành NSNN của cấp có thẩm quyền.

Không đánh giá vào thu NSNN các khoản thu phí đã chuyển sang giá dịch vụ theo quy định của Luật Phí và lệ phí, các khoản được khấu trừ đối với cơ quan nhà nước hoặc khoản trích lại phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện.

Về đánh giá, phân tích nguyên nhân tác động tăng, giảm thu NSNN năm 2021, chú ý làm rõ các yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ và XNK của các DN, tổ chức kinh tế trong từng lĩnh vực; tình hình, xu hướng phục hồi sản xuất kinh doanh sau dịch; khả năng triển khai các dự án đầu tư mở rộng, đầu tư mới; Tác động của biến động giá dầu thô, nguyên nhiên vật liệu đầu vào, gạo và hàng hóa nông sản khác trên thị trường thế giới, trong nước; tác động của việc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế.

Cùng với đó, dự thảo Thông tư cũng hướng dẫn việc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên năm 2021 theo từng lĩnh vực chi; Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán NSNN chi dự trữ quốc gia năm 2021; Đánh giá tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án khác sử dụng nguồn vốn ngoài nước năm 2021; Đánh giá tình hình thực hiện chính sách tiền lương và tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2021.

Đối với việc xây dựng dự toán NSNN năm 2022, dự thảo thông tư quy định phải đảm bảo bốn yêu cầu.

Một là, dự toán NSNN năm 2022 được xây dựng theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn; thuyết minh cơ sở pháp lý, căn cứ tính toán; phù hợp với Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhiệm kỳ 2020-2025, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030 và định hướng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025; các mục tiêu cơ cấu lại ngân sách theo Nghị quyết số 07-NQ/TW; các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển một số địa phương theo quy định; các văn bản pháp luật và chỉ đạo của cấp có thẩm quyền có liên quan; các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW, Nghị quyết số 27-NQ/TW và Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6, 7 (Khóa XII).

Hai là, trên cơ sở đánh giá thực hiện năm 2021; các nội dung trình phê duyệt về mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, đầu tư công 5 năm giai đoạn 2021-2025 của quốc gia và địa phương; mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; định hướng mục tiêu, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương giai đoạn 2021-2025; các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương xác định nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong năm 2022, chủ động sắp xếp các khoản chi và thứ tự ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện năm 2022 trên cơ sở nguồn NSNN được phân bổ và các nguồn hợp pháp khác; triệt để tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu lập dự toán.

Ba là, các bộ, cơ quan trung ương quản lý ngành, lĩnh vực khi xây dựng dự toán cần tính tới việc rà soát tổng thể các chế độ, chính sách (nhất là các chính sách an sinh xã hội) để bãi bỏ, hoặc lồng ghép theo thẩm quyền, hoặc trình cấp có thẩm quyền bãi bỏ, lồng ghép các chính sách chồng chéo, trùng lắp, kém hiệu quả.

Chỉ đề xuất ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách khi thật sự cần thiết và có nguồn đảm bảo; chủ động dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện và huy động các nguồn lực tương ứng các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa ban hành.

Bốn là, tập trung chỉ đạo, xử lý, giải quyết ngay từ khâu xây dựng dự toán những tồn tại, sai phạm trong quản lý tài chính, ngân sách đã được cơ quan thanh tra, kiểm toán phát hiện, kiến nghị theo đúng quy định của pháp luật.