【1 nhà cái】Chung sức chăm lo, bảo vệ trẻ em

Bảo vệ,ứcchămlobảovệtrẻ1 nhà cái chăm sóc và giáo dục trẻ em là hoạt động luôn được cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh quan tâm. Nhiều hoạt động được tổ chức, tạo điều kiện cho trẻ được sống, học tập, vui chơi an toàn, lành mạnh.

Sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, cùng các cấp, các ngành sẽ tiếp thêm niềm tin, động lực để trẻ em tiếp tục phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

Quan tâm hỗ trợ, động viên kịp thời

Cha bỏ đi khi còn trong bụng mẹ, vì thế cuộc sống của hai mẹ con em Nguyễn Thị Ngọc Trân, học sinh lớp 7, Trường THCS Trường Long A (huyện Châu Thành A) rất khó khăn. Để lo cuộc sống và chuyện học hành cho con, mỗi ngày chị Nguyễn Thị Út (mẹ Ngọc Trân) dậy từ rất sớm đi hái rau bán, mỗi ngày được 20.000 đến 30.000 đồng, ngoài ra đi giăng lưới kiếm cá. Thấy hoàn cảnh hai mẹ con túng thiếu, hàng xóm thương tình thuê mướn chị làm cỏ để có thêm nguồn thu nhập. Hiểu được nỗi nhọc nhằn, lo lắng của mẹ, Ngọc Trân luôn chăm ngoan và cố gắng học tập. Từ năm học 2019-2020, Ngọc Trân được nhận học bổng học sinh nghèo vượt khó.

Đâu chỉ bấy nhiêu, vừa qua, Trân còn được mạnh thường quân, nhà hảo tâm, ngành chức năng hỗ trợ thông qua chương trình “Cảm thông và chia sẻ”. Nhờ đó, hai mẹ con sẽ có được căn nhà tươm tất để ở, con đường đến trường của Ngọc Trân được thuận lợi hơn. Ngọc Trân bộc bạch: “Nhà em nghèo, thấy mẹ vất vả quá, nhiều lúc em cũng muốn nghỉ học, để làm mướn phụ mẹ. Nhưng mẹ luôn động viên em phải cố gắng học hành, biết cái chữ với người ta để sau này có nghề nghiệp lo cho tương lai, tránh cái nghèo cái khổ như mẹ. Được sự giúp đỡ của các cô, chú em hứa sẽ cố gắng học thật tốt, để không phụ lòng mọi người đã quan tâm và giúp đỡ em”.

Còn gia đình chị Trần Thị Hằng, ở ấp 3A, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, rất xúc động và biết ơn khi các ngành, các cấp và địa phương đến tận gia đình để tặng quà cho con nhân dịp Tết Thiếu nhi 1-6. Trò chuyện cùng mọi người, chị Hằng cho biết, nhà nghèo vợ chồng chị luôn cố gắng làm lụng để lo miếng cơm manh áo hàng ngày và chuyện học hành của con. “Với số tiền mà các ngành, các cấp trao tặng, tôi sẽ để dành để vào đầu năm học mua quần áo, tập sách cho hai đứa con đang tuổi đến trường. Cuộc sống khó khăn, nhìn con thiếu thốn, vợ chồng tôi buồn lắm, vì vậy, chúng tôi luôn bảo ban các con cố gắng học hành, bởi chỉ có cái chữ mới giúp con có tương lai tốt hơn”, chị Hằng bộc bạch.

Đảm bảo an toàn cho trẻ em

Trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và ngành chức năng đã triển khai nhiều chương trình, dự án, kế hoạch nhằm thực hiện các quyền của trẻ em, bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đồng thời trang bị kiến thức, kỹ năng về các biện pháp phòng, chống xâm hại, tai nạn, thương tích cho trẻ em. Tuy nhiên, tình hình xâm hại, tai nạn, thương tích trẻ em vẫn còn xảy ra. Trong năm 2020, trên địa bàn tỉnh xảy ra 12 vụ trẻ em bị xâm hại tình dục, 1 vụ trẻ em bị bạo hành, 4 trẻ em tử vong do đuối nước. Riêng từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 9 vụ xâm hại tình dục trẻ em, 6 vụ trẻ em tử vong do tai nạn, thương tích. Nghiêm trọng hơn là trẻ em bị xâm hại tình dục bởi chính người thân của mình.

Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục và phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em, nhất là tai nạn đuối nước, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang có văn bản yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị, văn bản chỉ đạo liên quan đến trẻ em. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong trường học, cho gia đình và trẻ em về Luật Trẻ em và các văn bản hướng dẫn thi hành về phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng xâm hại tình dục, bạo lực, ngược đãi và phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em; gọi điện Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111. Chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và xử lý theo quy định pháp luật đối với các vụ xâm hại trẻ em, vụ việc khiến trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích...

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các ngành, các cấp và địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện nhiều cách làm để bảo vệ người dân, trong đó có trẻ em. Theo bà Bùi Mỹ Tiên, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Châu Thành A, để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cũng như chủ động phòng, chống dịch Covid-19, huyện đã thực hiện mô hình “Bảo vệ sức khỏe trẻ em trong mùa dịch Covid-19” ở thị trấn Rạch Gòi. Thực hiện mô hình, trẻ em và gia đình sẽ được tuyên truyền về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống dịch Covid-19. Từ đó, góp phần đảm bảo an toàn cho trẻ em trong mùa dịch. Cùng với đó, địa phương cũng duy trì các mô hình bảo vệ trẻ em như câu lạc bộ phòng, chống đuối nước, mô hình ngôi nhà an toàn...

Toàn tỉnh có 1.389 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và 33.469 trẻ em thuộc hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Năm nay, dù trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng tỉnh vẫn tổ chức các hoạt động phù hợp dành cho trẻ em, trong đó, tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức, góp phần chung tay chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

Theo ông Võ Phú Cường, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, để thực hiện tốt công tác chăm lo, bảo vệ trẻ em, hàng năm, chúng tôi rà soát lại số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, để có mức hỗ trợ kịp thời. Trong thời gian tới, cùng với việc thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với trẻ em, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực để chăm lo cho trẻ em, nhất là trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi người về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Xử lý nghiêm các vụ việc liên quan đến trẻ em...

1.389 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và 33.469 trẻ em thuộc hộ nghèo

 

Toàn tỉnh có trên 178.000 trẻ em. Trong đó, có 1.389 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và 33.469 trẻ em thuộc hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong năm 2020, đã tổ chức thăm, trao tặng trên 4.600 phần quà trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trao 320 suất học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó. Cùng với đó, phối hợp với Tổ chức phi Chính phủ Đông Nam Á (Seaof) khảo sát và xây dựng 8 căn nhà mái ấm tình thương cho trẻ em mồ côi. Tổ chức 33 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 2.533 đại biểu là thành viên Ban điều hành hệ thống bảo vệ trẻ em, cán bộ phụ trách công tác trẻ em, học sinh tiểu học, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em…

 

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU