【kết quả venados】Phát hiện nhiều vụ sản xuất hàng giả, hàng nhái cuối năm

Ngày 3/1/2020,áthiệnnhiềuvụsảnxuấthànggiảhàngnháicuốinăkết quả venados lực lượng công an TP. Hồ Chí Minh bất ngờ kiểm tra kho hàng không số tại ấp 6, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh và bắt qủa tang cơ sở này đang làm giả mũ bảo hiểm nhãn hiệu Nón Sơn quy mô lớn.

Tại hiện trường, lực lượng công an đã lập biên bản tạm giữ 500 chiếc mũ giả Nón Sơn, 1.250 vỏ nhựa mũ bảo hiểm, 15 kg quai mũ, lưỡi mũ bảo hiểm và các loại máy khoan, máy đóng nút, máy nén khí…Cơ sở làm Nón Sơn giả này do bà P, thường trú tại quận Bình Tân làm chủ. Bà P cùng chồng đã thuê một số người sản xuất mũ bảo hiểm giả nhãn hiệu Nón Sơn và bán sỉ ra thị trường với giá 25.000 đồng/chiếc.

Bà P khai nhận, ngày 28/12/2019, do có khách hàng đặt hàng qua Zalo, bà P nhận hợp đồng sản xuất 500 chiếc mũ bảo hiểm hiệu Nón Sơn nhưng chưa kịp giao hàng cho khách đã bị công an bắt giữ. Trên thực tế, bà này đã sản xuất mũ bảo hiểm Nón Sơn giả từ tháng 10/2019, mỗi ngày cung cấp cho thị trường từ 300-400 chiếc theo đơn đặt hàng.

hang gia hang nhai tan cong thi truong cuoi nam
Lục lượng Công an TP. Hồ Chí Minh bắt giữ bà P ở Bình Chánh sản xuất mũ bảo hiểm Nón Sơn giả

Ông Nguyễn Ngọc Tý - Giám đốc điều hành Công ty Thời trang Nón Sơn - cho biết, các loại mũ bảo hiểm do bà P sản xuất giả Nón Sơn đến 95%, giả từ nguyên liệu, cụm dây quai đeo, chiếc lưỡi mũ, lô gô, đệm lót rất tinh vi. Một chiếc Nón Sơn của công ty giá khoảng 600.000 đồng/chiếc, trong khi hàng giả do bà P sản xuất chỉ có 25.000 đồng/chiếc. Hàng giả không chỉ bán với giá rẻ, bà P cũng như nhiều kẻ làm giả Nón Sơn khác còn ngang nhiên đem hàng giả quảng cáo, mua bán công khai trên mạng.

Nón Sơn là loại mũ bảo hiểm có sức mua lớn trên thị trường, vì vậy sản phẩm của doanh nghiệp này liên tục bị làm giả, mặc dù nhà sản xuất và cơ quan chức năng không ít lần bắt giữ. Ba năm trước, lực lượng QLTT TP. Hồ Chí Minh đồng loạt bắt qủa tang 3 cơ sở làm giả Nón Sơn quy mô lớn tại quận 6, 8 và 12. Thu giữ tại mỗi cơ sở từ 1.000-1.500 chiếc mũ bảo hiểm Nón Sơn giả. Các công đoạn làm giả Nón Sơn cũng giản đơn như vụ bà P mới bị phát hiện tại Bình Chánh.

Lý giải về tình trạng Nón Sơn bị làm giả và tái diễn liên tục, ông Tý cho rằng do chế tài xử phạt hành vi làm hàng giả hiện nay còn quá nhẹ, không đủ sức răng đe kẻ xấu. Làm hàng giả thu tiền tỷ nhưng chỉ bị xử lý mấy chục triệu đồng chính là nguyên nhân cho nhiều kẻ tái sản xuất hàng giả nhiều lần.

Trong những ngày cuối năm, các cơ quan chức năng của TP. Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra hàng hóa và phát hiện nhiều vụ kinh doanh hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu, hàng kém chất lượng và hàng lậu, nhất là các mặt hàng có nhu cầu cao dịp Tết như: Bánh kẹo, nước giải khát, giày dép, quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng...

Mới đây, Đội QLTT số 29 thuộc Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh phối hợp Đội Cảnh sát giao thông An Lạc huyện Bình Chánh kiểm tra trường hợp vận chuyển 220 thùng car-ton bánh bông lan do Trung Quốc sản xuất, trị giá lô hàng vi phạm gần 22 triệu đồng. Lô hàng này không ghi hạn sử dụng, không có nhãn phụ tiếng Việt và không có hóa đơn chứng từ.

hang gia hang nhai tan cong thi truong cuoi nam
Lực lượng QLTT TP. Hồ Chí Minh bắt giữ 220 thùng bánh bông lan Trung Quốc nhập lậu.

Trong năm 2019, lực lượng QLTT cả nước phát hiện hơn 8.000 vụ sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thu nộp ngân sách hơn 20 tỷ đồng. Tại TP. Hồ Chí Minh, các cơ quan chức năng phát hiện hơn 1.000 vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Hàng hóa vi phạm bị thu giữ chủ yếu là quần áo, giày dép, túi xách, ví, đồng hồ, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hàng điện tử, phụ tùng xe gắn máy...Dịp cuối năm, hàng giả, hàng nhái đổ về các chợ truyền thống, trung tâm thương mại, trên các website, mạng xã hội và không ít các loại rượu, bánh kẹo, mứt dởm chứa trong các gói qùa Tết.

Để đẩy lùi hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thị trường, ông Nguyễn Văn Bách - Quyền Cục trưởng Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh - cho biết, từ nay đến trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý cùng với các cơ quan chức năng, lực lượng QLTT thành phố sẽ tăng cường lực lượng và tần suất kiểm tra. Các điểm ưu tiên kiểm soát thị trường là tập trung vào các điểm nóng như kho hàng, điểm giao dịch, trung tâm thương mại, chợ truyền thống,các website kin hdoanh hàng háo có dấu hiệu bày bán hàng dởm.

"Ngoài gia tăng kiểm soát của các cơ quan chức năng, sự chung tay phối hợp của người tiêu dùng trong việc mua hàng hóa có nguồn gốc và nói không với hàng giả, hàng nhái sẽ góp phần rất lớn để đẩy lùi hàng giả, nhái trên thị trường " - ông Bách nói thêm.