Nhật Bản đã và đang hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp ôtô |
Diễn đàn đã giúp các đối tác Việt Nam và Nhật Bản trao đổi,êmcơhộihợptácViệtrận đấu albirex niigata thảo luận về những cơ hội, thách thức của RCEP đối với Việt Nam và khả năng hợp tác Việt Nam- Nhật Bản.
Theo các chuyên gia nghiên cứu kinh tế, tương tự như các FTA và cam kết hội nhập khác, RCEP sẽ mang lại những cơ hội mới cho Việt Nam thông qua sự tiếp cận dễ dàng hơn tới các thị trường đầu tư và xuất khẩu của ASEAN và các đối tác (cả các nước phát triển và đang phát triển) với sự đa dạng về nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ; mở cửa để nhập hàng hóa rẻ hơn và nhập khẩu máy móc thiết bị có công nghệ hiện đại phù hợp; tham gia vào mạng lưới chuỗi giá trị và sản xuất khu vực, tăng cường hợp tác kỹ thuật và vị thế trong giải quyết tranh chấp; cắt giảm chi phí giao dịch và được hưởng môi trường kinh doanh thân thiện hơn nhờ hài hòa hóa các quy định hiện hành và áp dụng chung trong các FTA khác nhau của ASEAN.
Phát biểu tại diễn đàn, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho biết, RCEP ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang dịch chuyển mạnh mẽ, chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy và tương lai của Hiệp định Đối tác kinh tế Thái Bình Dương (TPP) khó đoán biết. RCEP cũng có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hợp tác kinh tế và thúc đẩy các quốc gia trong khu vực ASEAN, đồng thời thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Ông Thành cho rằng, Việt Nam và Nhật Bản thời gian qua đã rất thành công trong hợp tác trong lĩnh vực xe máy, tuy nhiên lại chưa thành công đối với lĩnh vực công nghiệp ôtô. Nguyên nhân do cả từ phía Việt Nam đưa ra những chính sách chưa phù hợp và cả từ phía Nhật Bản chưa coi thị trường Việt Nam là trọng tâm nên quá trình chuyển giao công nghệ, kỹ thuật còn hạn chế.
Mặc dù vậy, ông Hiraki Yashro- Đại diện cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam - khẳng định, các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn còn nhiều niềm tin đối với thị trường ôtô Việt Nam và nếu Việt Nam có chính sách phát triển ngành công nghiệp này đúng đắn, phù hợp, Nhật Bản sẽ nỗ lực hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành này trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, khi RCEP được thực hiện, Việt Nam và Nhật Bản sẽ có thêm cơ hội hợp tác sâu sắc hơn trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, để việc hợp tác diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả hơn, Việt Nam cần thiết lập mạng lưới sản xuất tốt, nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao hơn cho nền kinh tế. Muốn làm được như vậy, cần tiếp tục chú ý phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ để hình thành các chuỗi sản xuất lớn, có uy tín và thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
RCEP là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN, bao gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand. RCEP bắt đầu đàm phán từ 9/5/2013 và hiện vẫn đang trong quá trình tiếp tục đàm phán. |
TIN LIÊN QUAN | |
RCEP: Xây dựng một hiệp định cho tương lai |