【kqbd hạng 2 tbn】Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

biểu đồ

Biểu đồ: Tăng trưởng GDP một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Nguồn: Oxford Economics

Đây là đánh giá từ báo cáo cập nhật mới nhất tình hình kinh tế khu vực Đông Nam Á của Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) công bố ngày 26/9/2019.

TheếViệtNamtăngtrưởngnhanhnhấtĐôngNamÁkqbd hạng 2 tbno báo cáo nghiên cứu của ICAEW, tăng trưởng kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á trong nửa đầu năm 2019 chậm lại 4% so với 4,5% cùng kỳ năm 2018. Đây là kết quả của sự tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, nhu cầu nội địa Trung Quốc giảm và suy thoái trong chu kỳ điện tử toàn cầu.

Chỉ có Việt Nam và Malaysia có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt trội so với khu vực, phản ánh sự giảm tốc khiêm tốn hơn trong tăng trưởng xuất khẩu và sức bật của nhu cầu nội địa. Trong khi đó, đà xuất khẩu chậm lại đè nặng lên sự tăng trưởng của các nền kinh tế phụ thuộc thương mại như Singapore, Thái Lan và Philippines.

Cũng theo ICAEW, khi căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc leo thang và nhu cầu nội địa Trung Quốc chậm lại đè nặng lên xuất khẩu và tăng trưởng trên toàn khu vực, Việt Nam dường như là một trong số ít quốc gia được hưởng lợi.

Xuất khẩu tăng 33% sang Hoa Kỳ trong nửa đầu năm 2019, đã giúp bù đắp thương mại chậm hơn với Trung Quốc và các nước, cho phép Việt Nam vượt trội so với các nền kinh tế khác trong khu vực.

Được hỗ trợ bởi tốc độ xuất khẩu bền vững và sản xuất công nghiệp trong các ngành sản xuất và chế biến định hướng xuất khẩu, nền kinh tế đã tăng lên 6,7% trong quý II/2019, thấp hơn một chút so với mức tăng trưởng 6,8% được ghi nhận trong quý I/2019.

Trong khi đó, sức tiêu thụ nội địa dự kiến sẽ vẫn mạnh mẽ trong giai đoạn 2019 - 2020. Chi tiêu hộ gia đình dự kiến sẽ vẫn ổn định trong bối cảnh lạm phát ổn định và thu nhập tăng, trong khi du lịch bền vững sẽ hỗ trợ ngành dịch vụ. Ngoài ra, triển vọng trung hạn cho dòng vốn FDI vẫn rất khả quan, với dòng vốn FDI vững chắc dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ đầu tư./.

Ngọc Linh