您现在的位置是:Empire777 > World Cup

【thứ hạng của rangers】Tách bạch rõ chức năng đầu tư và quản lý vốn nhà nước

Empire7772025-01-26 01:42:49【World Cup】7人已围观

简介Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trình bày tờ trình dự án Luật tại hội trường. Ảnh: TTXVNTái cơ cấu DNNN bướ thứ hạng của rangers

bo truong dinh tien dung

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trình bày tờ trình dự án Luật tại hội trường. Ảnh: TTXVN

Tái cơ cấu DNNN bước đầu đã có một số kết quả tích cực

Theáchbạchrõchứcnăngđầutưvàquảnlývốnnhànướthứ hạng của rangerso bản trình bày của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, những năm vừa qua, DNNN cũng đã tạo việc làm cho khoảng 1.255 nghìn người lao động, có mức thu nhập tương đối ổn định so với thực trạng của kinh tế Việt Nam trong những năm qua.

Vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển, tăng từ 136.000 tỷ đồng trước năm 2006 lên trên 921.000 tỷ đồng năm 2012 (trong đó: vốn đầu tư vào các công ty mẹ là 857.000 tỷ đồng) và tập trung chủ yếu ở các tập đoàn, tổng công ty.

Phần lớn các DNNN hoạt động có lãi, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình của DNNN những năm 1999-2000 đạt khoảng 14%/năm, tăng lên 20,5% năm 2005. Trong giai đoạn 2007-2012 tuy gặp khó khăn, nhưng vẫn đạt trung bình khoảng 16%/năm. Số doanh nghiệp thua lỗ và hòa vốn giảm mạnh, từ 60% xuống còn 20% năm 2012. Nộp ngân sách tăng bình quân 10-30%. Sắp xếp, cổ phần hóa DNNN đã đạt được trên 6.000 doanh nghiệp.

Mô hình tổ chức và hoạt động của DNNN cơ bản đã được điều chỉnh theo khung pháp luật chung với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, nhưng việc quản lý và giám sát việc sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp mới được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật.

Đảm bảo đồng bộ pháp luật

Dự án Luật bao gồm 7 Chương, 63 Điều. Tờ trình quốc hội đã đưa ra 3 yếu tố nêu lên sự cần thiết ban hành Luật. Trong đó, Dự án Luật được xây dựng, khắc phục các hạn chế, tồn tại phát sinh trong thực tiễn đầu tư, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong thời gian qua; Đáp ứng các yêu cầu quản lý của nhà nước đối với DNNN trong việc định hướng, tổ chức lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, thực hiện tái cơ cấu DNNN; Phù hợp với quy định của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và đảm bảo tính pháp lý đồng bộ với các Luật có liên quan.

Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng, Chính phủ nhận thấy rằng, theo tên gọi của dự án Luật được giao, thì nội dung của Luật điều chỉnh toàn bộ quá trình sử dụng vốn của Nhà nước đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, về nguyên tắc, Nhà nước không trực tiếp sử dụng vốn để sản xuất, kinh doanh mà phải thông qua chủ thể là doanh nghiệp.

Ngoài ra, tên gọi của dự án Luật như được giao sẽ không thể hiện đầy đủ các nội dung cần điều chỉnh, bởi thiếu sự quản lý đối với quá trình “đầu tư vốn nhà nước để hình thành tài sản của doanh nghiệp”; không bao quát được các mục tiêu của hoạt động đầu tư vốn nhà nước;...

Vì vậy, để tránh trùng lặp giữa các Luật và để có cơ sở tập trung điều chỉnh những vấn đề, những nội dung pháp lý còn thiếu; trên cơ sở tiếp thu ý kiến của nhiều Bộ, ngành, ý kiến của các chuyên gia kinh tế, Chính phủ xin trình Quốc hội điều chỉnh tên gọi của dự án Luật là “Luật Đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp”.

Theo đó, phạm vi điều chỉnh của Luật là: “Luật này quy định việc đầu tư, quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp và giám sát các hoạt động đầu tư, quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp”.

Cơ cấu lại vốn nhà nước

Cơ cấu lại vốn nhà nước là một điểm mới của dự án Luật nhằm hoàn thiện các quy định hiện hành và bổ sung các chế định mới. Đây cũng được coi là một nhiệm vụ chính trị của Nhà nước.

Quy định cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp nhằm đảm bảo mục tiêu thu hồi vốn nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vốn để phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cũng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

Để đạt mục tiêu nêu trên, dự án Luật quy định cụ thể 3 hình thức cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, gồm: Chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp (Điều 28), chuyển nhượng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác (Điều 29) và chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp (Điều 30).

Riêng chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước là nội dung mới so với các quy định hiện hành, do đó, dự án Luật đã cụ thể hóa nội dung về nguyên tắc chuyển giao (khoản 1 Điều 30) như việc chuyển giao không làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành sản xuất, kinh doanh chính của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng và nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ đối với chủ nợ của doanh nghiệp; các trường hợp chuyển giao được thực hiện giữa các Cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp, hoặc về doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước và ngược lại (khoản 2 Điều 30).

Cần hoàn chỉnh hơn nữa

Tại Hội trường, Chủ nhiệm Ủy Ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật trên.

Theo báo cáo thẩm tra, đa số ý kiến nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nhằm góp phần hoàn thiện, thống nhất khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước;

Khắc phục những bất cập đang tồn tại hiện nay và đảm bảo tính pháp lý đồng bộ với các luật có liên quan. Đồng thời, việc ban hành Luật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình tái cơ cấu các DNNN, tái cơ cấu nền kinh tế cũng như đóng góp tích cực vào công tác phòng, chống tham nhũng và lãng phí trong quản lý kinh tế.

Riêng về tên gọi của dự án Luật, Ủy ban Kinh tế nhận thấy việc đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có những đặc điểm riêng, do đó cần được quy định nhất quán từ khâu đầu tư đến quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Ủy ban Kinh tế đề nghị giữ tên gọi như cũ và cần có khái niệm bao quát đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất, kinh doanh.

Ủy ban Kinh tế nhận thấy các tài liệu của dự án Luật đã được Cơ quan soạn thảo chuẩn bị công phu, tuân thủ quy trình và yêu cầu của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Bố cục và kết cấu của dự án Luật là phù hợp với 7 Chương và 63 Điều bao gồm đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước; giám sát, đánh giá, xếp loại, báo cáo và công khai hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp...

Tuy nhiên, đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, luật hóa tối đa các quy định tại văn bản dưới luật đã áp dụng có tính ổn định trong thời gian qua vào dự án Luật.

Ủy ban Kinh tế nhận thấy, dự thảo Luật đã có quy định về quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác thông qua người đại diện, cũng như đã có quy định chi tiết về đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp tại Điều 27 dự thảo Luật.

Việc quy định quản lý phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác thông qua người đại diện là phù hợp với các nguyên tắc thị trường, đảm bảo quyền của các cổ đông khác trong doanh nghiệp cũng như đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.

Các đại biểu đề nghị, dự thảo Luật cần quy định rõ chủ sở hữu là ai? Trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu, trách nhiệm của người đứng đầu như thế nào?

Đồng thời, cần bổ sung các quy định về chế tài xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự nhằm tăng tính răn đe, hạn chế tình trạng khi xảy ra sai phạm không xác định được người chịu trách nhiệm, gây lãng phí, thất thoát vốn nhà nước. Từ đó, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào DN, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước đối với DNNN trong định hướng, tổ chức lại, nâng cao và phân định rõ vai trò quản lý nhà nước.

Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế cho rằng, phạm vi đầu tư theo các hình thức đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đã được quy định chi tiết tại dự thảo Luật, đảm bảo tuân thủ các mục tiêu và nguyên tắc của việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp tại Điều 7 và Điều 8 của dự thảo Luật.

Tuy nhiên cần xác định rõ hơn những ngành, lĩnh vực sẽ đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo từng hình thức đầu tư cụ thể. Theo đó, cần hạn chế tối đa việc Nhà nước thành lập doanh nghiệp mới, cũng như làm rõ những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước cần tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp và đề nghị quy định cụ thể hơn về vai trò, mô hình hoạt động của doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước./.

Đức Minh

很赞哦!(89)