Cúp C2

【vdqg arap】Tín dụng bứt phá trong quý 4?

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Thể thao   来源:Nhận Định Bóng Đá  查看:  评论:0
内容摘要:Nhóm cổ phiếu ngân hàng bất ngờ bứt phá mạnh mẽ kèm thanh khoản caoHàng Việt có thực sự bứt phá vào vdqg arap

Nhóm cổ phiếu ngân hàng bất ngờ bứt phá mạnh mẽ kèm thanh khoản cao
Hàng Việt có thực sự bứt phá vào thị trường CPTPP,índụngbứtphátrongquývdqg arap EVFTA?
Cổ phiếu ngân hàng là động lực chính giúp thị trường chứng khoán bứt phá
2006 3 1150 msb 19
Các ngân hàng đều đã đưa ra nhiều gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi Covid-19. Ảnh: ST Ảnh: ST

Tăng trên 9% là khả thi

Hồi đầu năm 2020, khi chưa biết đến đại dịch Covid-19, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Thời điểm đó, tăng trưởng tín dụng năm 2019 đạt 13,5%, nên mục tiêu 14% của NHNN còn bị đánh giá là thấp so với nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát đã “đánh sập” nhiều mục tiêu của phát triển kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.

Báo cáo về tình hình tăng trưởng tín dụng 9 tháng mới đây, NHNN cho biết, sau quý 1 tăng chậm khi tháng 1 chỉ tăng 0,01%, tháng 2 tăng 0,2%, tháng 3 tăng 1,3%, thì sang quý 2, tín dụng có dấu hiệu tăng dần khi tháng 6 đạt 3,63%. Tới quý 3, tín dụng tiếp tục khởi sắc hơn khi tháng 7 tăng 4,03%, tháng 8 tăng 4,75% và đến 30/9/2020 tăng 6,09% so với cuối năm 2019. Tuy gọi là "khởi sắc" nhưng nếu so với con số 9,4% của cùng kỳ năm trước thì vẫn rất thấp.

Dù đạt thấp hơn so với cùng kỳ nhưng đây cũng đã là nỗ lực rất lớn của toàn ngành để kích dòng tiền chảy ra thị trường. Cùng với việc các ngân hàng thương mại tự tiết giảm chi phí, cơ cấu lại hoạt động để đưa ra các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi thì trong các tháng 3, 5 và 10 NHNN đã giảm lãi suất điều hành, với tổng 3 lần giảm lên tới 1,5-2%. Nhờ đó, tổng thể thì tín dụng tăng chậm nhưng lại có sự tăng tiến dần qua các tháng, càng về cuối năm thì càng có sự tăng mạnh hơn hồi đầu năm. Theo tính toán, với mức tăng 6,09% của 9 tháng so với cuối năm thì nghĩa là các ngân hàng đã “bơm” được gần 500 nghìn tỷ đồng ra nền kinh tế, đưa tổng dư nợ tín dụng hiện hữu của hệ thống lên gần 8,7 triệu tỷ đồng.

Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, trong điều kiện dịch được kiểm soát tốt, việc hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu tích cực thì tăng trưởng tín dụng năm nay đạt mức trên 9% là khả thi.

Để đạt được kết quả tăng trưởng 9-10% như đã nêu, NHNN cam kết sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn của nền kinh tế, sẽ tạo thanh khoản thuận lợi nhất để các ngân hàng thương mại có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng; tiếp tục xem xét điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng mở rộng cấp tín dụng cho người dân, doanh nghiệp...

Cẩn trọng trước rủi ro

Báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán VnDirect đã hạ dự báo tăng trưởng tín dụng trong năm 2020 từ 11% xuống 9%. Trong kịch bản cơ sở, công ty này dự báo mức tăng trưởng tín dụng đạt 13-14% trong năm 2021 nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng và đẩy nhanh tốc độ giải ngân đầu tư công. Tuy nhiên, đây cũng là mức tăng khá trong bối cảnh đại dịch hiện nay.

Theo khảo sát mới nhất của NHNN, nhu cầu tín dụng sẽ cải thiện đáng kể trong cuối năm, nhờ một số biện pháp chủ động của Chính phủ nhằm vực dậy nền kinh tế. Thống kê cũng cho thấy các lĩnh vực xuất nhập khẩu, bán lẻ và dệt may sẽ là động lực chính cho tăng trưởng tín dụng. Do đó, trong 9 tháng qua, tín dụng vẫn tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt là một số lĩnh vực hiện đang tận dụng được lợi thế trong bối cảnh mới như tín dụng xuất khẩu tăng khoảng 7%, tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn tăng 5%, tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng khoảng 5,5%.

Nhưng thực tế trong bối cảnh của Việt Nam cho thấy, tăng trưởng tín dụng cao không có nghĩa là sẽ tác động tích cực hoàn toàn tới nền kinh tế. Chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực nhận xét, tín dụng vẫn chiếm 135% GDP, mức tương đối cao so với quy mô nền kinh tế cũng như mức độ phát triển kinh tế. Do đó, các ngân hàng cần tập trung nhiều hơn vào việc đảm bảo chất lượng tín dụng, hướng tín dụng đến các nhu cầu thiết thực của nền kinh tế.

Rõ ràng, các ngân hàng hiện nay đang phải rất “vất vả” để điều hành hoạt động, khi một bên vừa phải đảm bảo tín dụng tăng trưởng đảm bảo lợi nhuận, một bên vừa phải giải quyết lượng nợ xấu có dấu hiệu tăng dần. Theo nhận định của lãnh đạo một ngân hàng thương mại, bối cảnh như trên thì tăng trưởng dư nợ được hơn 4% như hiện nay đã là rất tốt; bởi nếu cứ cố tăng dư nợ, thậm chí phải hạ chuẩn tín dụng, thì sẽ khó tránh được rủi ro và đẩy các ngân hàng vào tình cảnh “đứng cho vay, quỳ thu nợ”. Hơn nữa, ông Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế Vĩ mô, Trường đại học Kinh tế Quốc dân lại cho rằng, chính sách hạ lãi suất của Việt Nam không giúp nhiều cho tăng trưởng tín dụng mà giúp giảm áp lực trả nợ rất nhiều.

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap