【xep hang duc 2】Chỉ số giá nhóm lương thực giảm mạnh

chi so gia nhom luong thuc giam manh

Tổng cục Thống kê cho biết: Do nguồn cung gạo trên thế giới dồi dào nên xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian vừa qua giảm cả về lượng và giá. Theỉsốgiánhómlươngthựcgiảmmạxep hang duc 2o công bố của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc chỉ số giá lương thực trong tháng 8 của thế giới giảm mạnh nhất trong vòng 7 năm qua đạt 155,7 điểm, giảm 5,2% so với tháng trước.

Tại thị trường miền Bắc giá gạo tẻ thường ở mức 10.00 đồng/kg - 11.200 đồng/kg, tại thị trường miền Nam giá gạo tẻ thường 11.800 đồng- 12.300 đồng/kg, gạo tẻ ngon từ 15.000 đồng/kg - 16.000 đồng/kg, gạo nếp thường là 18.000 đồng/kg - 19.500 đồng/kg.

Nguồn cung về lương thực, thực phẩm trong nước phong phú, ngoài ra sản lượng lương thực của thế giới cũng dồi dào cùng với sự cạnh tranh với các nước như Thái Lan, Ấn Độ nên việc xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn hơn. Do đó giá lương thực luôn ở mức thấp hơn các nước khác.

Từ tháng 3-2015 đến nay chỉ số giá lương thực liên tục giảm nguyên nhân chính là do tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh bởi Trung Quốc đang kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu gạo theo hình thức qua biên giới, tăng cường nhập khẩu theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung cấp với giá thấp của Ấn Độ, Pakistan, Myanmar.

Ngoài ra, trước đây Thái Lan chủ yếu tập trung xuất khẩu các sản phẩm gạo cao cấp, thị phần gạo cấp thấp gần như không quan tâm nhưng trong 2 năm trở lại đây, Thái Lan bắt đầu gia tăng, chiếm lĩnh thị trường gạo cấp thấp- thị phần chủ yếu của gạo Việt Nam.

Mặt khác, thời gian gần đây gạo Myanmar và Campuchia nổi lên là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với gạo Việt Nam và đã từng bước chiếm lĩnh thị trường. Hiện giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dao động ở mức 345-355 USD/tấn (gạo 5% tấm) giảm hơn 115 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước.

“Xuất khẩu gạo gặp khó khăn đã tác động đến giá bán buôn, bán lẻ gạo trong nước giảm theo. Chỉ số giá nhóm gạo tại thời điểm tháng 9 giảm 2,99% so với cuối năm trước” – Tổng cục Thống kê tính toán.

Điều chỉnh tỷ giá làm CPI tăng thêm khoảng 0,72%

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng 3% và nới biên độ giao dịch của đồng USD/ VNĐ từ +/- 1% lên +/-3% vào ngày 7-1-2015, ngày 7-5-2015, ngày 12/8/2015 và ngày 19-8-2015 cùng với sự phá giá của đồng Nhân dân tệ, đã tác động đến giá một số mặt hàng nhập khẩu và giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu. Theo ước tính tỷ giá tăng sẽ tác động đến mức tăng chung của CPI năm 2015 khoảng 0,72%.