Dịch giả Nguyễn Đức Dũng vừa cho ra mắt cuốn sách Làm việc tại nhà và nền Kinh tế số. Trong hoàn cảnh Việt Nam đang rất nỗ lực khống chế và kiểm soát dịch bệnh Covid-19 để sớm đưa đất nước trở lại nhịp sống bình thường mới sau những tháng ngày khó khăn,àmviệctạinhàvànềnkinhtếsốlịch thi đấu giải vô địch quốc gia brazil trong bối cảnh đất nước chúng ta đang thực hiện công cuộc chuyển đổi số để hướng tới xã hội số và kinh tế số theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13 đã đề ra thì cuốn sách này thật hữu ích với bạn đọc.
Khi đại dịch Covid-19 bùng phát khắp toàn cầu, hầu hết mọi công việc được thu gọn lại tại nơi ở. Trường học đóng cửa, cơ sở trông giữ trẻ đóng cửa và tất nhiên văn phòng đóng cửa đã khiến hàng triệu gia đình phải bố trí, sắp xếp sinh hoạt gia đình vừa duy trì công việc kiếm sống.
Theo đó, đã xuất hiện tình trạng bất bình đẳng giới trong phân chia việc nhà. Phụ nữ đang làm mẹ phải dành thêm nhiều thời gian chăm sóc gia đình, trông nom trẻ nhỏ (bên cạnh duy trì công việc cơ quan) so với người chồng (trung bình cao hơn 28%). Ngoài ra, người mẹ dành nhiều thời gian làm việc nhà hơn so với người bố 1 tiếng/tuần.
Một số thống kê cho thấy, năm 2018, các cặp đôi người Đức (có ít nhất một trẻ em dưới 13 tuổi) gặp phải vấn đề bất bình đẳng trong phân chia việc nhà. Thậm chí, khi bố và mẹ đều có công việc hưởng lương (bán thời gian hoặc toàn bộ thời gian) nhưng tính trung bình, người mẹ dành nhiều thời gian hơn (5,5 tiếng)/tuần để chăm sóc trẻ nhỏ so với người chồng (2 tiếng).
Tại các quốc gia Châu Âu, số liệu trên cao hơn nhiều. Mức độ hiệu quả của mô hình phụ thuộc vào tình hình công việc, đối tác, khối lượng và độ tuổi của trẻ em trong các gia đình. Phụ nữ nuôi con nhỏ sẽ phải rất nỗ lực để hoàn thành tốt công việc được giao.
Nhìn chung, trẻ em và độ tuổi của trẻ em trong gia đình sẽ có nhiều tác động lớn đến làm việc tại nhà của phụ huynh.
Trong bối cảnh đó, tổ chức/doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ phụ nữ khi làm việc tại nhà thông qua bố trí, sắp xếp công việc và thời gian linh hoạt cùng với những biện pháp can thiệp kịp thời khác nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực và mang lại lợi ích cho người phụ nữ sau khi đại dịch được khống chế.
Đó là một số nội dung mà cuốn sách Làm việc tại nhà và nền kinh tế số của dịch giả Nguyễn Đức Dũng đề cập tới.
Tình Lê
'7 kiểu người tôi gặp trong hiệu sách' là tác phẩm thể hiện một góc nhìn thú vị, khác lạ về những cuốn sách và những người yêu sách.