Cấp điện cho Côn Đảo: Tạo cơ hội phát triển mới cho địa phương Kéo lưới điện từ tỉnh Sóc Trăng ra Côn Đảo |
Đầu tháng 10-2023,ônĐảosẽđộtphánhờcóđiệhang hai brazil Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cùng UBND 2 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Sóc Trăng đã chốt phương án cấp điện từ lưới điện quốc gia ra hòn đảo với hơn 12.000 dân.
Nhu cầu điện ngày càng cao
Huyện Côn Đảo đang được cấp điện từ 9 tổ máy phát điện diesel, tổng công suất 11.820 KW, khả dụng đạt 9.600 KW. Tuy nhiên, những năm qua nhu cầu sử dụng điện ở đây tăng nhanh do địa phương đang có tốc độ phát triển cao, lượng khách du lịch lớn, nhiều dự án đang được đầu tư. Năm 2022 nhu cầu sử dụng điện tăng thêm hơn 36% so với năm 2021, riêng quý I/2023, điện thương phẩm tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Để bảo đảm cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo, theo EVN, trong giai đoạn 2015-2021 ngành điện đã bù lỗ cho huyện chi phí chạy máy phát điện diesel gần 530 tỉ đồng, năm 2022 là hơn 174 tỉ đồng.
Mô phỏng đường dây trên bờ và trên biển đoạn qua tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: EVN |
Do thiếu điện, huyện Côn Đảo phải đối mặt với nhiều hạn chế về phát triển kinh tế - xã hội cũng như cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng. Chị Nguyễn Thị Thủy, cư dân huyện Côn Đảo, cho biết vào mùa cao điểm trên đảo thường xuyên mất điện, chưa kể nguồn điện không ổn định, máy phát điện hay gặp sự cố ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân, đặc biệt các khách sạn kinh doanh dịch vụ du lịch. "Dự án cấp điện được người dân mong đợi suốt những năm qua nếu sớm triển khai sẽ giải quyết rất nhiều khó khăn cho huyện Côn Đảo từ việc cung cấp đủ điện để sinh hoạt đến việc phát triển các dự án trên địa bàn, cải thiện chất lượng sống cho người dân" - chị Thủy nói.
Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Côn Đảo là huyện có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế và an ninh - quốc phòng. Theo quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia Côn Đảo được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì đến năm 2030, Côn Đảo sẽ đón 300.000 lượt khách, nhưng thực tế đến năm 2019 đã đón vượt con số trên. Với nhu cầu sử dụng điện tăng cao, việc đầu tư đường dây cấp điện xuyên biển ra Côn Đảo được đánh giá là phương án khả thi nhất về kinh tế, tài chính để bảo đảm cấp điện ổn định, an toàn.
Kỳ vọng tạo đột phá
Dự án kéo điện ra Côn Đảo được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 708/QĐ-TTg ngày 16-6-2023 với mục tiêu bảo đảm cung cấp điện ổn định và an toàn cho lưới điện trên đảo, nhằm đáp ứng các mục tiêu phát triển của địa phương và góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng, chủ quyền biển đảo quốc gia.
Dự án gồm xây dựng mới đường dây 110 KV, 1 mạch, từ ngăn xuất tuyến 110 KV tại Trạm biến áp 220 KV Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) đến Trạm biến áp 110/22 KV Côn Đảo; mở rộng 1 ngăn lộ đường dây 110 KV tại Trạm biến áp 220 KV Vĩnh Châu; xây dựng mới Trạm biến áp 110/22 KV Côn Đảo bằng công nghệ GIS, quy mô 2x63 MVA (giai đoạn này lắp 1 máy 63 MVA). Dự án do EVN làm chủ đầu tư, tổng vốn hơn 4.950 tỉ đồng, sử dụng vốn đầu tư công nhóm A, công trình năng lượng cấp III, thực hiện từ năm 2023 đến 2026, thời hạn hoạt động không dưới 20 năm.
Người dân Côn Đảo vui chơi, giải trí tại bãi biển. Ảnh: BÍCH NGỌC |
Tại cuộc họp giữa EVN và 2 tỉnh liên quan, nhiều phương án được đưa ra như phương án 1 là kéo đường dây trên cao dài 27,5 km, phương án 2 kéo đường dây trên cao dài 22,5 km, phương án 3 và 4 là có một số đoạn ngầm hóa. Qua thảo luận kỹ càng, đại diện EVN, tỉnh Sóc Trăng và Bà Rịa - Vũng Tàu thống nhất lựa chọn phương án 2, tuyến đường dây thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng đi trên cao gồm cả đất liền và trên biển có tổng chiều dài 22,5 km.
Các ý kiến đều nhận định, phương án này không ảnh hưởng đến quy hoạch địa phương và rừng tự nhiên, đáp ứng kỹ thuật về khả năng tải, ít ảnh hưởng đến dân cư, đất đai. Cao độ, tĩnh không của đoạn tuyến sẽ được thiết kế bảo đảm an toàn và mỹ quan của khu vực. Cùng với tuyến đường dây trên cao, dự án kéo điện ra Côn Đảo còn có đoạn cáp ngầm vượt biển 73,3 km và đoạn cáp ngầm phía Côn Đảo dài 8,43 km, tổng chiều dài của tuyến hơn 104 km.
Đại diện EVN nhấn mạnh đây là dự án có tầm quan trọng chiến lược. Do đó, cần có sự đồng thuận, hỗ trợ của các địa phương, chủ đầu tư sẽ nhanh chóng thực hiện các thủ tục để khởi công dự án sớm nhất. Trong quá trình thi công, các công nghệ hiện đại sẽ được áp dụng để bảo đảm tiến độ, an toàn và không ảnh hưởng đến môi trường.
Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, khẳng định tỉnh sẽ hỗ trợ hết sức cho chủ đầu tư khi khảo sát và trong quá trình thực hiện dự án sau này.
Lãnh đạo huyện Côn Đảo cho biết khi dự án đi vào hoạt động sẽ tạo bước đột phá cho huyện, giúp địa phương có đủ điều kiện đầu tư xây dựng để trở thành khu kinh tế - du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bảo tồn, tôn tạo di tích cách mạng đặc biệt, bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời thu hút được những nhà đầu tư lớn. Từ đó thúc đẩy sự phát triển cho huyện, tạo thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân trên đảo.
Ông Lê Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho rằng việc thống nhất được tuyến đường dây kéo điện ra Côn Đảo là bước tiến lớn để huyện được tiếp cận với nguồn điện từ lưới điện quốc gia, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Về lâu dài dự án kéo điện ra Côn Đảo không chỉ phục vụ cho địa phương mà còn có thể cho các dự án điện gió ngoài khơi có quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trước nhiều câu hỏi sao không sử dụng điện gió hoặc điện năng lượng mặt trời ở huyện Côn Đảo, tại các cuộc họp giữa EVN và UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các chuyên gia cho rằng việc đầu tư điện gió, điện mặt trời chỉ có thể bổ sung nguồn mà không bảo đảm nguồn điện chính vì thiếu tính ổn định, phụ thuộc vào tốc độ gió theo mùa và số giờ nắng. Đối với điện gió nhà đầu tư đề xuất giá điện vượt giá mua bán điện so với quy định; còn điện mặt trời chiếm quỹ đất khá lớn với khoảng 01MW/1,2 ha, trong khi quỹ đất còn lại của Côn Đảo để đầu tư phát triển rất hạn chế, đa số là đất rừng thuộc Vườn Quốc gia Côn Đảo.