【tỷ số bayern munich hôm nay】Thiêng liêng hai tiếng Quê hương
Có lần tôi được tham dự buổi họp mặt của Hội đồng hương thành phố Cần Thơ - tỉnh Hậu Giang tại Thành phố Hồ Chí Minh,ếngQuhươtỷ số bayern munich hôm nay điều làm tôi ấm lòng là hai chữ “quê hương” luôn được thế hệ thứ hai, thứ ba... ở nơi hoa lệ này khắc ghi, dù không ít người vẫn chưa có cơ hội về với Hậu Giang !
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đồng Văn Thanh (bìa trái) chụp hình lưu niệm trong đợt họp mặt hội đồng hương năm 2017.
Mong về quê cũ, ôn quãng đời còn bé
Tôi hay tham gia vào các diễn đàn văn học, nhiều người đến phần bình các bài thơ về quê hương, ai cũng nói nghe da diết lắm: “Quê hương với tôi là con đò nhỏ, là chùm khế ngọt, là con đò, là mái tranh xiêu có bà ngoại, có mẹ ở đó”… Tôi cũng tán dương: “Ờ, hay và quá đúng, bởi thơ ca vẫn hay nói quê hương vậy rồi mà!”. Rồi tôi gặp được những người xa quê bôn ba mưu sinh trong lần họp mặt hội đồng hương ấy, tôi mới thấy định nghĩa quê hương chưa bao giờ là đủ. Quê hương còn là một nỗi nhớ khôn nguôi…
“Xa quê mấy chục năm trường,
Vẫn hình bóng cũ thiết tha thuở nào,
Về quê cũ ôn quãng đời còn bé,
Mẹ tắm cho con trên sông nhỏ quê nhà,
Ôi con nước thủy triều lên xuống,
Mang nỗi buồn nhớ mẹ nhớ cha,
Ở nơi đó bao bóng hình trìu mến,
Có mẹ có cha cho con cả tình thương”.
(Nhớ lục bình hoa tím)
Với cô Mai, cái không khí bình dị, nhẹ nhàng mùi quê kiểng chỉ quê cô mới có…
Đoạn thơ này tôi được cô Lê Thị Phương Mai đọc cho nghe trong sự xúc động và một nỗi nhớ quê xưa trong lần họp mặt… Cô Mai gốc gác ở xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tham gia chiến đấu chống Mỹ ở miền Đông, rồi lập gia đình, lên Sài Gòn lập nghiệp cũng đã mấy mươi năm, từ những ngày đất nước chưa giải phóng. Ở đất phồn hoa đô hội, những năm sau hòa bình, dù phải chăm lo cho cuộc sống, bộn bề chuyện gia đình, nhưng nỗi nhớ quê với cô không sao quên được. Đó là nỗi nhớ của những tháng ngày còn thơ dại, được mẹ cha chăm sóc, được ngắm lục bình hoa tím, được ăn cơm cá hủng hỉnh kho khô của mẹ…
Cô Mai chia sẻ, ở Sài Gòn nếu về vùng ven, chắc cũng thấy được chút… quê, rồi có màu tím lục bình, nhưng cái không khí bình lặng, đượm nồng mùi hương rơm rạ, một chút hăng hắc của cây cỏ còn ươn ướt sương đêm mỗi sáng sớm… chắc chỉ có nơi quê nghèo của cô mới có.
Dù nhà thơ, nhà văn, người người hay bảo rằng quê hương có vật này, có cảnh kia, nhưng với cô Mai, quê hương luôn là những nỗi nhớ không sao nói được nên lời, một nỗi nhớ xuất phát từ tấm lòng, từ con tim luôn trông chờ, mong ngóng về quê hương.
Còn với nhạc sĩ Huỳnh Hữu Thưởng, ở quê nghèo giờ hình ảnh người mẹ mặc áo bà ba, hình ảnh người cha vấn điếu thuốc rê ngồi bên hiên, hay hình ảnh bà ngoại ngồi ăn trầu bên cái võng nhỏ đã không còn nữa… Nhưng khoảnh khắc của tình cảm gia đình luôn là những ký ức thiêng liêng, rất đẹp trong cuộc đời mỗi người. Nhớ quê hương Cần Thơ - Hậu Giang, ông mới sáng tác bài hát “Ba cô gái Hậu Giang” để ngợi ca quê hương của mình:
“Khóm Cầu Đúc quê em ngọt lịm, ngọt như người con gái Vị Thanh
Bưởi Năm Roi quê mình ngon tuyệt, thát lát cườm bơi lội đầy ao
Gái Cầu Đúc đoan trang hiền dịu, thương anh rồi em chịu làm dâu
Miền đất quê em ruộng vườn xanh mượt, đợi anh về em bước qua cầu…”.
Nhạc sĩ Hữu Thưởng cũng nói rằng, cuộc đời mỗi nhà thơ, nhạc sĩ dù viết nhiều, viết khỏe, có nhiều tác phẩm để đời, nhưng có lẽ hay nhất vẫn là những tác phẩm về quê hương!
Cái tình với quê hương đúng là không bao giờ kể cho hết…
GS.TS Cao Minh Thì (ngồi) trong đợt về huyện Long Mỹ dự khánh thành cầu Lương Tâm vào tháng 8 vừa qua.
Cái tình, cái nghĩa với quê luôn đậm đà
Hồi tháng 8 vừa rồi, dù phải ngồi xe lăn, nhưng GS.TS Cao Minh Thì, Trưởng ban Liên lạc Hội đồng hương thành phố Cần Thơ - tỉnh Hậu Giang tại Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, vẫn cùng con cháu về tận xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, để tham dự lễ khánh thành cầu Lương Tâm. Cây cầu được GS.TS Cao Minh Thì vận động gia đình ủng hộ 500 triệu đồng để xây dựng. Nhìn cầu khang trang, cùng nụ cười tươi rói nở trên môi nhiều cán bộ và người dân ở xã này khi có cây cầu nối nhịp bờ vui, GS.TS Cao Minh Thì chia sẻ: “Mình thương quê, có tấm lòng với quê hương thì gắng mà giúp quê hương mình, mỗi người một ít, nhiều hay ít cũng quý hết. Tôi nghĩ, đã xa quê ai cũng nhớ quê, đó là nơi bao nhiêu kỷ niệm có vui, có buồn đã hằn sâu trong ký ức”.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đồng Văn Thanh (áo trắng) trò chuyện cùng các cô chú trong hội đồng hương.
Mỗi năm, cứ khi trời gió bấc đón đầy những cơn lạnh, lúc Sài Gòn lộng lẫy hơn bao giờ hết, Hội đồng hương thành phố Cần Thơ - tỉnh Hậu Giang tại Thành phố Hồ Chí Minh lại tổ chức buổi họp mặt trong không khí thân tình, đầm ấm. Tôi được một đôi lần tham dự buổi họp mặt, cảm xúc rất lạ. Cái sự đông đúc tại buổi họp mặt làm cho nghĩa tình thêm thấm đượm, có rất đông những người lớn tuổi, có người đi không vững, phải có con cháu theo dìu, có người đã ít nhiều nhớ quên do tuổi tác, nhưng ở họ ký ức về quê hương chắc khó phai mờ. Các cô, chú cứ hàn huyên tâm sự, câu chuyện dường như không dứt, mỗi một năm qua đi, số người họp mặt lại vơi đi một ít, vì tuổi cao sức yếu hoặc có những người đã về với đất mẹ. Cũng có người chỉ biết gốc gác của ông bà, cha mẹ ở Hậu Giang, chứ chưa một lần có dịp về với quê hương, nhưng cái tình, cái nghĩa luôn đậm đà, vì đó là quê hương, là nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người.
Mỗi người đến đây để tìm tình đồng hương đầm ấm, bà Nguyễn Thị Ngôn, quê quán ở huyện Châu Thành, bộc bạch: “Lần nào hội đồng hương họp mặt tôi cũng ráng đến dự, tuổi cao rồi, con cháu nó lên Sài Gòn lập nghiệp hết, lâu lâu mới được về quê hương một lần, nhớ lắm. Tôi đến đây để vơi nỗi nhớ quê, để được gặp anh chị em cùng quê hương Hậu Giang của mình. Ngày xưa tôi cũng tham gia kháng chiến, kỷ niệm với quê hương thì nhiều vô số kể, nhắc đến lại rơi nước mắt, đúng là không có nỗi nhớ nào sâu đậm hơn nỗi nhớ quê”.
Một tiết mục văn nghệ ca ngợi quê hương Hậu Giang trên sân khấu họp mặt hội đồng hương.
Trước tấm lòng của đồng hương với quê nhà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đồng Văn Thanh nói: “Hậu Giang luôn trân trọng những tấm lòng với quê hương của các cô chú ở hội đồng hương. Mỗi năm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang luôn tham dự với các cô chú, để đáp lại cái nghĩa, cái tình mà hội đồng hương dành cho Hậu Giang. Chúng tôi cũng rất xúc động, trân quý tấm lòng các cô chú dành cho quê hương. Hậu Giang sẽ cố gắng phát triển tốt hơn, vững vàng hơn để đáp lại niềm tin và kỳ vọng đó”.
Còn nhiều lắm những câu chuyện khác về tấm lòng với quê hương, nhưng tựu trung lại là những nỗi nhớ chẳng phút nào nguôi. Hai chữ “quê tôi” vốn hằn sâu trong ký ức sẽ chẳng bao giờ phai, nơi đó có bao nguồn yêu thương, có những nỗi nhớ nhung se buồn, là nơi vấn vương tâm hồn những người bôn ba bốn phương…
HOÀNG NGUYÊN