【giao hữu hôm nay】'Dốc im lặng'
Họa sĩ khi vẽ bình hoa là cách anh ta biến mình thành bình hoa để nở và đưa hương. Thi sĩ khi sáng tác thơ,ốcimlặgiao hữu hôm nay tâm hồn đã chất chứa ý thơ - Trần Thắng là như thế, một họa sĩ làm thơ.
Sinh năm 1971, quê Nam Định, Trần Thắng tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, đang là họa sĩ của Báo Ảnh Dân tộc và Miền Núi (TTXVN). Dốc im lặnglà tập thơ ra đời năm 2023 (NXB Hội Nhà văn), như cách Trần Thắng dốc cạn tâm can vào một tịch không, để lắng trải những âm vang từ thiên di tháng năm. Cùng anh nhấp từng ngụm im lặng, thấy vời vợi và đầy trăn trở. Thắng uống đời hay đời nghiêng chén sầu với Thắng? Không có một sự cắt nghĩa rõ ràng, bởi đó là một áng thơ họa.
Lần đầu tiên được cầm trên tay tập sách thơ của một họa sĩ, với tôi đó là một sự công phu và khác biệt. 55 bài thơ và 32 phụ bản tranh, phần nào hé mở tâm hồn Trần Thắng - gã yêu người, yêu đời đến nhỏ máu tâm can.
Dốc im lặngkhông chỉ là tập thơ họa mà còn mang yếu tố nhạc. Trần Thắng rất hứng thú với 2 nhạc sĩ là Kitaro và Yanni, sở trường là dòng nhạc New Age, đều tự học nhạc, cùng đoạt giải Grammy.
Thơ, họa, nhạc đã tấu lên một điệu hồn cuồng nhiệt, soi chiếu bản ngã Trần Thắng. Nghệ sĩ nhập nhoà đi giữa thực và mơ. Cái nắm trong lòng tay, điều khao khát kiếm tìm, đã bào anh đến hao gầy hình vóc. Chỉ đôi mắt là ẩn nhãn và trái tim như dốc cạn vào im lặng... Mang mình cho hoạ và thơ phanh thân, tri kỷ chuốc nồng, nhưng về trong căn phòng tối, vẫn độc ẩm với vô thanh, để từng run rẩy chảy tràn trên dốc đời chắc Trần Thắng vật vã nhiều lắm.
Nhiều bài thơ của anh giàu nhạc điệu được phổ nhạc thành ca khúc như Tháng mười quê(nhạc Nguyễn Thụy Kha), Nghe sóng(nhạc Bá Phương), Giới hạn(nhạc Lê Minh)…
Ra phố đã bao mùa, nhưng mùi rơm rạ vẫn ngấu bùn trong nỗi lẻ loi khiến anh “trầy xước nhôn nhốt làn da”, để thấm kỳ “phơi lưng lột xác/ mong cơn mưa hồi sinh”. Tác giả đi về quá vãng, vốc từng miếng quê dụi lên da thịt nồng nàn vết cứa khúc ru gió đồng hoang hoải. Khói bếp loang chiều, chim gọi mùa, tình yêu nhiệm màu, trăng trôi luênh loang...
“thôn nữ giấu hoa chanh trong ngực
dụ trai làng thiêu thân
tối trời rạng mặt
trăng lưỡi liềm khía rượi lông măng
ráng vàng ngửa ngang sông
hút hơi ấm cuối ngày lấp loáng”
(Tháng Mười quê)
Chúng ta, dù mưu sinh chốn nào, thì hồn vẫn một giấc hương quan. Vẫn mong một ngày về trên triền quê gửi xác thân nhàu đau, để cỏ xanh dịu dàng phục sinh. Hành hươnglà bài thơ ánh lên những mảng màu tâm trạng trong thân phận người. Trần Thắng mải miết đi về trên cánh thời gian, từng giọt mặn rã rời được ấp iu trong mùi hương trầm nôn nao, vương vương vòm cong mái đình cổ kính.
“Xót thân nhàu gió đưa
Bể dâu tịnh nén trầm hương
Tóc mây lẫn nhớ cửa đình góc rơm
Tham vọng gục dưới chân
Gối mỏi, phận người mỏng
Có lần ngã trên vạt cỏ này
Mát rượi đàn rô rạch nước mưa rào
Mẹ…
Con vục mặt trong đầm nước khiết
Tu từng hơi dài yên ả đồng quê”
Quê mẹ, mỗi buổi chiều cuối năm, tất tả thu vén để kết thúc mười hai kỳ nhớ thương vời vợi, trong đêm trừ tịch thiêng liêng mùa xuân bừng thức. Câu thơ như nét vẽ tài hoa mà người họa sĩ điểm nhãn. Hoa đào lẫn vào hư thực, đời và hiện sinh trong “bời bời chấm son”, như nét môi tươi thiếu nữ. Anh bứng cả nỗi run rẩy của lộc non vừa xa cội, khoang đò chật nắng về. Một bức tranh quê xôn xao, khiến người về thổn thức hạnh phúc, giữa ấm êm gia đình, chuông chùa thảnh thơi dậy ngân. Tất niênlà bài thơ khiến độc giả cảm được cả sắc màu và âm thanh.
“Mưa bụi lất phất cổng trời
Hoa đào hư thực bời bời chấm son
Tha hương run bấy lộc non
Đò ơi chật nắng chở con lần về
…
Lao xao chợ tết ngả chiều
Con ngồi phăng phắc cánh diều đáy sông
Mái đình xổ bóng mây rồng
Sắc hoa trả nợ cánh đồng phù sa
…
Gió bụi kinh kỳ xô lệch hai vai, Trần Thắng bơi giữa đôi bờ bồi lở của dòng sông thơ ấu. Bắt đầu từ cậu bé chân trần, tóc đượm nắng vui trò chơi con trẻ - tất cả vụt trôi để thành chàng trai khao khát bến bờ xa lạ, thành một trung niên đi qua nỗi “tri thiên mệnh”, đêm buông lơi, dải ngân hà sa xuống khóe buồn những giọt thổn thức. Có lẽ anh đã bứt bao cánh hoa khuya để gửi hồn lênh đênh giữa dòng, ngược về chốn mà tiếng cười trong veo như ngọc vỡ.
“Tuổi thơ lặn ngụp phù du giỡn sóng
đuổi nhau lăn lóc cải vàng
thuyền giấy thả nhái xanh thủy thủ
ngỡ chân trời thật gần
sau khúc uốn mềm mại hoa gạo dụi lửa miếu thờ”
Gia đình chính là quê hương, nơi mẹ đã xé rách mình sinh ra ta, nơi mảnh vườn cha chôn cuống rốn. Bởi thế, niềm thơ ngọt ngào, day dứt nhất, tác giả dành cho cha mẹ. Nỗi thương mẹ khi tuổi đời đổ bóng run run từng con chữ. Anh tạc chân dung mẹ, trong không gian của phận đàn bà nhỏ bé: hương cau, mái bếp, nỗi sụt sùi, bơ vơ góa phụ, những chong đèn dầu hao, bấc cạn; niềm tiếc xót thanh tân “đỏ má làm dâu”. Tết của mẹ, niềm vui hiện tại đón con về và vọng tưởng quá khứ trong nỗi nhớ chồng.
“Bánh chưng gói chẳng còn vuông
Người run bóng lá vịn tường loang rêu
Mẹ rằng sự tích cây nêu
Con nương mái ấm phù đều cà sa
…
Tóc in tuổi trắng mong manh
Một đời quanh bếp tay thành củi khô
Hoa cau rụng kín giấc mơ
Đêm qua mẹ khóc bơ vơ cha về”
Anh không giấu giếm ân hận, khi cha đã trắng nợ trần gian, con mới hiểu lẽ đời. Cha trao cho con gia tài tâm hồn người đàn ông, cây gậy chống trời: “bao dung”, “lặng im” và sống “tốt cõi trần gian”. Đó chính là cách tốt đời, đẹp đạo đầy hiện sinh.
“Đến lúc con thay cha làm bóng cả
Gần cha hơn những tiếng thở dài
Học làm người bao dung thật khó
Bạc đầu mới biết cách lặng im
Con tâm niệm điều cha trăng trối
Về cõi nào cũng phải tốt cõi nhân gian
Vẫn mong cha ngồi đây để chăm như đã…
Tựa vào cha hơi ấm bình yên”
Thế rồi, vào một ngày giữa cõi tạm ngổn ngang, mẹ buông phận đàn bà về với cha. Ở tuổi nào mất mẹ, cũng thành đứa trẻ mồ côi. Nước mắt đàn ông là nước mắt của đá. Buông như một bài kệ của đứa con đã thiên di muôn ngả, vịn vào bóng mẹ mà “thẳng thớm giữa điều ngả nghiêng” của Trần Thắng. Bài thơ có những khoảng bỏ ngỏ ngậm ngùi để người đọc tự điền. Bởi trước mẹ, mọi ngôn ngữ đều bất lực.
“Lời kinh dẫn nhập cõi thiêng
Ngát thơm mở cánh cửa riêng mẹ về
Từ nay nhòa nhạt nẻo quê
Từ nay con lớn dãi dề mồ côi
Ngủ trong một tiếng lá rơi
Chợt lìa hai cõi mẹ ơi. Vô thường
Muôn vàn lệ đẫm thành sương
Long lanh tụ đóa thiện lương đỉnh trời”.
Tập thơ của Trần Thắng còn có sức dung chứa yếu tố phồn sinh trong câu chuyện tình yêu lứa đôi, nảy nở sự sống, đan cài hàm ý thâm sâu về kiếp nhân sinh. Có lẽ nguồn năng lượng tràn ứa mảng hội họa, dẫn anh đến thơ như một cơ duyên. Khởi nguyênlà sự bắt đầu say mê trong cơn tuổi trẻ bạo liệt. Thơ anh như một dòng vô thủy, vô chung, không đoán định được điểm bắt đầu hay kết thúc. Gặp gỡ khi mùa thu tuổi người đã hắt lên đỉnh tóc nhưng tự “tro tàn vẫn ủ xanh lên”. Cơn yêu muộn màng vẫn thắp lên bầu hoa lệ xốn xang.
“Sao bây giờ mới gặp nhau?
Tưởng như đã trả cạn sầu phận duyên
Tro tàn vẫn ủ xanh lên
Lửa nhớ ngụt cháy rừng miền trăng thu
À ơi ngực bỏng lời ru
Quàng thương đắp mến phập phù giấc đêm
Ngún môi men ủ say mềm
Lẫn nhau chếnh choáng khởi nguyên địa đàng”
Trần Thắng đã "phóng sinh" niềm yêu trong tim dại thành một bức đàn bà bằng tất thảy nồng nàn. Khuông nhạc chấp chới hoa bay, nét ký tự phập phồng hối hả, đêm đã đầy đỉnh cao và vực sâu, ánh nhật nguyệt tỏ mờ, tan trong ký âm da thịt “thương - nhớ - buồn”.
Ở Đoản khúc nhớ, anh có một sáng tạo lạ: “Em trở về xăm nốt nhạc lên tôi”. Em không đơn thuần là một nỗi nhớ, mà đã là nốt nhạc đi vào da thịt, khẽ chạm lồng ngực đã tan vào giai điệu. Trần Thắng nén cảm xúc bằng âm thanh. Thanh âm chứa sự phức hợp, một “nổ tung”, một lặng tờ. Nhưng nghe trong khoảng trống ấy thác lũ cũng tan tành.
“Chẳng thể nào nguôi ngoai nỗi nhớ
Em trở về xăm nốt nhạc lên tôi
Giai điệu nổ tung lồng ngực
Nhẹ nhàng thôi tim trót đau rồi
Chẳng thể nào nguôi ngoai nỗi nhớ
Ngỡ quên lại ngơ ngẩn tìm quên
Một nốt lặng trong hai thân xác
Phải lòng rồi dâu bể gọi tên”
Tình yêu với người đàn ông đầy trải nghiệm đã thấu nỗi ngắn ngủi, vô thường, nhưng đó là một dấn thân. Khi yêu, sự bấn loạn của trái tim khiến con người thêm những khao khát đến điên rồ. Cuộc yêu nào cũng thế, bắt đầu trinh nguyên, dại khờ, cuối đường tình chỉ còn buồn và cứa nát. Sao chẳng ai đủ can đảm để chối từ?
''Trinh nguyên viết nỗi niềm lên đá
bao nhiêu mùa sương gió ngẩn ngơ
hai tay đỡ chật mặt buồn
cứa nát bóng ngày rượu thủy tinh”
(Cúc họa mi)
Trần Thắng yêu cạn kiệt, mê man, nhưng vẫn dành chỗ cho trăn trở thế sự. Cuộc đời hắt bóng vào anh, còn anh dốc vào bằng những bài học hay triết lý mà bản thân đã trả giá. Vì đời cơ bản là buồn, nên lựa chọn đầu tiên hay cuối cùng là thiện lương và dựa vào chính mình sẽ an nhiên.
“Kiếp người mắc nợ đồng lần
Xác xơ cũng trả lại phần cõi dương
Oan hồn vảng vất mù sương
Đắng cay là thực thiên đường là mơ
Sinh tồn hiểm họa bất ngờ
Thiện lương lẽ sống chẳng nhờ căn nguyên
Dựa vào mình để an nhiên
Dựa vào người để học quên đếm mình”
Sau tất cả, là lời ân cần của một người cha Trần Thắng dành cho con trai. Con cái là hạnh phúc giản dị, thiêng liêng khiến bất kỳ gã đàn ông nào cũng có thể bật khóc vì sung sướng. Cha mong mỏi con trai bé nhỏ sống chính trực, can đảm, là một cá thể độc lập.
“Và phong trần ngạo nghễ với hư danh
Nhâm ngọ tuổi ngựa đường dài
Con hãy tìm một nơi phải đến
Đừng ném thời gian mà không hằn vết”
(Thiên thần của ba)
Ngót 200 trang thơ, Dốc im lặngcủa Trần Thắng đã đem đến sự đồng điệu về bản hòa âm của thơ, họa và nhạc. Tác giả viết như cách tán màu để thấm vào toan, một cuộc hôn phối dịu dàng, mãnh liệt mà mê say không dứt. Khi anh dừng bút, mỗi tác phẩm tự nó đã là một bức tranh, một tứ thơ, khuông nhạc và thật nhiều run rẩy trong tấm lòng trắc ẩn của nghệ sĩ.
Nguyên Tô
Vũ Mai Phong và những nốt thơ tươi sáng cho đờiCó vô vàn lý do để ca ngợi thi ca, đặc biệt là khi con người trải qua tổn thương, mất mát. Điều này giải thích vì sao Vũ Mai Phong muốn tập trung tạo ra “món ăn” bổ dưỡng cho tâm hồn, bất kể trong mối quan hệ với độc giả hay chính nhà thơ.