【ban xep han tbn】Thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường còn kém phát triển

thi truong hang hoa va dich vu moi truong con kem phat trien

Tiêu hủy hàng hóa kém chất lượng tại Công ty Môi trường Xanh. Ảnh: Nguyễn Huế

Ông Phạm Nguyên Minh,ịtrườnghànghóavàdịchvụmôitrườngcònkémpháttriểban xep han tbn Viện trưởng, Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, phát triển hàng hóa dịch vụ môi trường của Việt Nam hiện nay rất yếu chưa tương xứng với thị trường và nhu cầu trong nước. Thị trường của Việt Nam hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu máy móc, công nghệ của nước ngoài với hơn 80% dung lượng thị trường.

Tại Việt Nam, trong khi ngành dịch vụ môi trường như xử lí nước thải, rác thải đã góp phần xử lí được từ 30 đến 35% nhu cầu bảo vệ môi trường thì sản xuất hàng hóa môi trường phục vụ cho các hoạt động này chưa phát triển với chỉ 15 doanh nghiệp (DN) trên tổng số 1.016 hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp môi trường (năm 2014) với các mặt hàng như hệ thống lọc khí, bụi, lò đốt, chất thải nguy hại và thông thường.

Cùng quan điểm như trên, Tiến sĩ Dương Đình Giám, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam cho biết, ngành công nghiệp môi trường mới hình thành trong thời gian gần đây với các DN có xuất xứ từ các ngành công nghiệp khác như hóa chất, xây dựng do vậy sản xuất manh mún chủ yếu gia công cơ khí lắp ráp và sản xuất đơn lẻ.

Số lượng DN cung cấp dịch vụ xử lí nước thải đô thị và công nghiệp còn hạn chế, chủ yếu là DN vừa và nhỏ, mới chỉ có 8/63 tỉnh thành phố có trạm xử lí nước thải. Xử li nước thải khu công nghiệp mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu.

Theo tiến sĩ Dương Đình Giám, ngành sản xuất chế tạo thiết bị công nghệ môi trường khởi sắc trong nhưng năm gần đây, đã tự chế tạo ra một số lò đốt, dây chuyền phân loại nhưng chưa phát triển sản xuất ở quy mô công nghiệp. Sản phẩm xanh hứa hẹn là lĩnh vực phát triển tiềm năng.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, xu hướng các DN đăng kí trong lĩnh vực công nghiệp môi trường gia tăng trong thời gian trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn thách thức với tỉ lệ từ 15 đến 20%/năm nhưng năng lực công nghệ và tài chính còn hạn chế, khả năng tiếp cận các thiết bị công nghệ hiện đại còn yếu.

Đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của hàng hóa và dịch vụ môi trường ông Phạm Nguyên Minh cho rằng, cần phải tạo ra môi trường pháp lý thông thoáng cho lĩnh vực này. Đồng thời tăng cường các nguồn lực phát triển hàng hóa và dịch vụ môi trường từ khu vực tư nhân. Bên cạnh đó cần nâng cao năng lực canh tranh của các DN dịch vụ môi trường trong nước, tăng cường vai trò tích cực của các cơ quan thông tin và tăng cường khả năng kết nối của các bộ ngành.