Sau thất bại ngoại giao với Mỹ,ốclạigymấkết quả các trận đấu ngoại hạng anh hôm nay Trung Quốc lại gặp bất lợi khi căng thẳng với EU.
Căng thẳng EU - Trung Quốc gia tăng khi Bắc Kinh tuyên bố đáp trả các biện pháp trừng phạt của Brussels. Nguồn: REUTERS
Mới đây, Trung Quốc đã liệt vào danh sách đen trừng phạt 10 cá nhân và 4 thực thể Liên minh châu Âu (EU) để đáp trả các biện pháp trừng phạt nhằm vào các quan chức nước này với cáo buộc lạm dụng nhân quyền tại vùng Tân Cương.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, các thành viên thuộc Nghị viện châu Âu, gồm Reinhard Butikofer, Michael Gahler, Raphael Glucksmann, Ilhan Kyuchyuk và Miriam Lexmann, nằm trong số những người “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và các lợi ích của Trung Quốc, cũng như tuyên truyền những lời dối trá và đưa ra tin giả một cách ác ý”.
Cùng thời gian này, nhiều cá nhân khác cũng bị Trung Quốc trừng phạt gồm chính trị gia người Hà Lan Sjoerd Wiemer Sjoerdsma, nghị sĩ Bỉ Samuel Cogolati, nghị sĩ Litva Dovile Sakaliene và 2 học giả Adrian Zenz (người Đức) và Bjorn Jerden (Thụy Điển).
Theo đó, các cá nhân liên quan và gia đình của họ bị cấm tới Trung Quốc đại lục, Hong Kong và Macau. Họ và các công ty cũng như các tổ chức liên quan tới họ đều bị hạn chế giao thương với Trung Quốc.
Động thái trên của Bắc Kinh được đưa ra ngay sau khi EU thông báo áp đặt trừng phạt đối với các cá nhân và thực thể của Trung Quốc, trong đó có một thực thể nhà nước và 4 quan chức, với lý do quan ngại vấn đề nhân quyền.
Cùng ngày, EU cũng thông báo áp đặt lệnh trừng phạt đối với Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing, người đứng đầu Hội đồng Hành pháp Nhà nước Myanmar, liên quan tới những diễn biến mới đây tại nước Đông Nam Á này.
Phản ứng lại động thái trên của Bắc Kinh, đại diện cấp cao EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell lên án các biện pháp này là “không thể chấp nhận được”. Ông Borrell cho rằng: “Thay vì thay đổi chính sách và giải quyết những quan ngại hợp pháp của chúng tôi, Trung Quốc một lần nữa làm ngơ và những biện pháp này thật đáng tiếc và không thể chấp nhận được. EU sẽ không thay đổi”.
Trong khi đó, Chủ tịch Nghị viện châu Âu David Sassoli cảnh báo, các hành động của Trung Quốc sẽ gây hậu quả đáng tiếc.
Trước đó, hồi giữa tháng 2-2021, Đài Sputnik đưa tin Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của EU trong năm 2020, với hơn 710 tỉ USD giá trị hàng hóa trao đổi. Cụ thể, trong năm 2020, kết quả xuất, nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc với EU đều tăng, lần lượt là 2,2% và 5,6%. Trong khi đó, hoạt động thương mại với Mỹ ở cả hai mảng xuất khẩu và nhập khẩu đều chứng kiến tỷ lệ giảm đáng kể, với -8,2% và -13,2%”. Điều này đã làm cho giới phân tích lầm tưởng EU và Trung Quốc đang có mối quan hệ ngày càng tốt đẹp. Tuy nhiên, mọi chuyện hoàn toàn ngược lại khi cả hai phía đang đối đầu nhau bằng các lệnh trừng phạt.
Trong một động thái liên quan, sau thất bại tại cuộc đối thoại cấp cao đầu tiên giữa các quan chức Mỹ - Trung thời Tổng thống Joe Biden, Mỹ và Anh liên tiếp ra thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt với các quan chức Trung Quốc có liên quan tới khu vực Tân Cương. Theo Văn phòng Kiểm soát tài sản nước ngoài thuộc Bộ Tài chính Mỹ, 2 quan chức mới được bổ sung vào danh sách trừng phạt của Washington gồm ông Vương Quân Chính, Bí thư Đảng ủy Tập đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương (XPCC) và ông Trần Minh Quốc, Cục trưởng Cục Công an Tân Cương (XPSB). Giám đốc Văn phòng Kiểm soát tài sản nước ngoài Andrea Gacki cảnh báo, đây chưa phải là những hành động cuối cùng.
Trong khi đó, Anh cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt 4 quan chức Trung Quốc liên quan tới những hành vi “lạm dụng quy mô lớn” đối với tộc người Duy Ngô Nhĩ tại vùng Tân Cương.
Diễn biến đối ngoại gần đây của Trung Quốc cho thấy, Bắc Kinh ngày càng bị nhiều quốc gia xa lánh và đối đầu. Điều này sẽ gây bất lợi cho quốc gia hơn 1,4 tỉ dân này.
HN tổng hợp