Nhà nghèo mới đỗ Thủ khoa
Người dân hôm qua ngạc nhiên và khâm phục tấm gương em Lê Xuân Hoàng lớp 12A1,ủkhoahômnaycóvềgiúpquênghèkết quả trận đấu brazil Trường THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đỗ thủ khoa của cả hai ngôi trường “top trên” là ĐH Thủy lợi và ĐH Y Hà Nội.
Thủ khoa kép Lê Xuân Hoàng. Ảnh: Nguyễn Thùy |
Trước đó là hàng loạt các thủ khoa con nhà nghèo như em Lê Tiến Đạt (ở huyện Nông Cống, Thanh Hóa) đỗ Thủ khoa HV Y dược Cổ truyền Việt Nam; em Nguyễn Cường Quốc (xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đỗ Thủ khoa ĐH Tây Nguyên, em Nguyễn Diệu Hằng (Vĩnh Phúc) đỗ Thủ khoa ĐH Ngoại thương…
So với các “cậu ấm cô chiêu” ở thành phố được bê cơm đến tận miệng, những chàng trai cô gái trên đã gặp nhiều khó khăn, thiệt thòi trong cuộc sống. Nhưng những vất vả ấy lại là động lực để họ phấn đấu học thật giỏi, để thoát khỏi cái nghèo, giúp đỡ mẹ cha thoát khỏi cảnh lam lũ sớm chiều…
Những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ các em có thêm nguồn sức mạnh tinh thần và vật chất là rất cần thiết lúc này.
Nhớ năm xưa, hai Thủ khoa trường làng là Lê Thị Minh Vượng và Phạm Văn Khánh (cùng ở huyện Ứng Hòa, Hà Nội), sau khi được báo chí phản ánh hoàn cảnh khó khăn, đã nhận được nhiều sẻ chia, giúp đỡ, để 2 em có học phí để học đại học đến ngày nay...
Những tấm gương không phải…”ngôi sao”
Cứ mỗi đợt báo điểm thi ĐH, cả nước lại chứng kiến biết bao trường hợp như trên. Ai cũng hy vọng các em sẽ thành tài, sẽ dựng xây kinh tế gia đình và quê hương.
Nhưng thực tế, có khi, có những người học hành không giỏi, lại là những người ở lại, giúp quê nhà từng ngày đổi thay, khấm khá dần lên.
Đó là những anh lái xe khách, hàng ngày chở bà con ở quê lên thành phố kiếm sống, rồi lại quay về đón người khác…Các anh chưa bao giờ được người ta coi là “trí thức”. Nên cũng ít người đặt câu hỏi”: nếu không có họ, liệu con người và hàng hóa có được lưu thông giữa phố và quê?
Đó là những y tá hồi phổ thông cũng học “nhàng nhàng”, nên chỉ học đến trung cấp ở tỉnh, được phân về địa phương công tác. Nhưng bao mũi tiêm phòng bệnh, bao đơn thuốc cứu người…đã giữ gìn sức khỏe cho nhân dân trong thôn xóm.
Đó là những cô giáo làng, hồi trẻ có thể không đỗ được đại học y, dược. Nhưng các cô yêu trẻ và dạy các cháu những điều tử tế. Các cô hướng đến những giấc mơ đổi đời ở thành phố, để thổi vào hồn những đứa trẻ sáng dạ khát khao học giỏi để thành công…
Đó là những “tay” trạm trưởng thú y, người lúc nào cũng nồng mùi cồn và vắc xin. Nhưng anh đã thiến biết bao con lợn, phòng bệnh biết bao đàn gà, đàn vịt…để ngăn ngừa bệnh tật, bảo vệ gia cầm…
Còn biết bao tấm gương bình dị đang ngày ngày đóng góp cho thôn quê thêm văn minh, giàu đẹp. Họ không phải là “ngôi sao”, càng không phải là những người có bảng vàng thành tích học chói lọi.
Học giỏi phải giúp đỡ quê hương
Báo chí hay nhắc đến những vùng quê có nhiều người học giỏi. Nhưng bao năm nay vẫn là những “đòn gánh” của đất nước, chịu bao nhiêu thiệt thòi và khó khăn.
TS Nguyễn Trường Giang, phó Vụ trưởng vụ Tài chính Hành chính, Bộ Tài chính cho chúng tôi biết, dù Hà Nội có được đầu tư nhiều hơn so với các nơi khác, nhưng để thay đổi, không thể một sớm, một chiều, mà phải dần dần.
Thế nên, nếu cứ vin cớ vào việc thành thị hấp dẫn hơn nông thôn, mà quên đi trách nhiệm với quê hương, thì sự lấp lánh của “tấm huy chương” phần nào bị phai nhạt.
Bởi thế, hôm nay, khi truyền thông tôn vinh các tấm gương sáng học giỏi từ các vùng quê nghèo, cùng là lời “giao kèo”, mong muốn sau này thành tài, các em sẽ có nhiều đóng góp cho quê hương của mình nhiều hơn.
Hoàng Lan