Buổi lễ có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự và chủ trì từ điểm cầu Trung ương của Bộ Y tế.
TS. Nguyễn Nam Hùng,ấtlượngkhámchữabệnhvươncaovươkết quả napoli hôm nay Giám đốc Sở Y tế và cán bộ Văn phòng Sở tại điểm cầu Thừa Thiên Huế
Lễ khánh thành 1.000 điểm cầu khám chữa bệnh từ xa trên cả nước là sự kiện đặc biệt quan trọng của ngành y tế trong năm 2020, góp phần thực hiện thành công Chương trình Chuyển đổi số quốc gia mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện.
Tính đến ngày 24/9/2020, Đề án đã đạt hơn 1.000 bệnh viện tuyến dưới đăng ký tham gia Đề án. Toàn bộ 63 tỉnh thành đã có bệnh viện đăng ký. Ngoài ra, còn có 2 bệnh viên của nước bạn Lào và 1 bệnh viện của Campuchia cũng đã đăng ký tham gia làm bệnh viện tuyến dưới. Tại Thừa Thiên Huế, hiện đã có 13 điểm cầu thuộc Bệnh viện Trung ương Huế và Sở Y tế kết nối, tham gia Đề án; trong đó, có Trung tâm Khám, chữa bệnh từ xa thuộc Bệnh viện Trung ương Huế.
Đồng hành cùng Bộ Y tế thực hiện Đề án này là Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel. Dịp này, đại diện Tập đoàn đã trao tặng Bộ Y tế 178 hệ thống hội chẩn từ xa cho các bệnh viện tuyến dưới.
Thực hiện Đề án Khám, chữa bệnh từ xa, thời gian qua Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tổ chức được 40 buổi hội chẩn khám chữa bệnh từ xa với 293 ca bệnh được hội chẩn; 162 bệnh viện đề xuất tham gia kết nối. Tại Bệnh viện Bạch Mai, các buổi hội chẩn khám chữa bệnh từ xa đã có 343 bệnh viện kết nối, 34 ca bệnh được hội chẩn, 10 khóa đào tạo các chuyên đề phòng chống dịch, hồi sức cấp cứu và nội khoa. Đặc biệt, thông qua hình thức này, Bệnh viện Bạch Mai đã hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cứu sống bệnh nhân sốc phản vệ, ngừng tim gần 60 phút.
Tại Bệnh viện Trung ương Huế, Trung tâm Khám chữa bệnh từ xa được ra mắt ngày 1/9. Trong các trường hợp ca bệnh nặng được hội chẩn từ xa, Bệnh viện Trung ương Huế đã hỗ trợ Quảng Bình cứu sống mẹ con sản phụ 30 tuổi, có hội chức tăng đông máu, dọa sinh non ở tuần thai 35. Đây là một trong những trường hợp nguy cơ tắc mạch máu rất hiếm gặp ở Việt Nam và trên thế giới. Qua hội chẩn khám chữa bệnh từ xa, sản phụ đã được các bác sĩ của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới và Bệnh viện Trung ương Huế cứu sống kịp thời cả mẹ và con.
Thiên thần nhỏ đã được các bác sĩ cứu sống kịp thời
Trình bày bản báo cáo tóm tắt các hoạt động triển khai Đề án Khám, chữa bệnh từ xa, PGS. TS. Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Quản lý Khám Chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: Hệ thống khám chữa bệnh Việt Nam đã tích cực chủ động sáng tạo hết sức khẩn trương, triển khai công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 và điều trị các ca bệnh dương tính. Hoạt động khám chữa bệnh từ xa đã phát huy hiệu quả tích cực trong bối cảnh cả nước thực hiện giãn cách xã hội và một số địa phương bị phong tỏa.
Năm 2020, ngành y tế nói riêng và cả nước nói chung đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức khi dịch COVID-19 xuất hiện và bùng phát. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp trên thế giới, Việt Nam dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, phù hợp, hiệu quả và đến nay đã kiểm soát tốt dịch bệnh với chi phí thấp, là một trong những điểm sáng trong phòng chống dịch, được người dân tin tưởng và được quốc tế đánh giá cao.
Theo GS.TS. Nguyễn Thanh Long – Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Y tế đã lựa chọn thông điệp chủ đạo của Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” là “Chất lượng khám bệnh, chữa bệnh vươn cao, vươn xa”. Với thông điệp này, Đề án không đơn thuần là ứng dụng công nghệ thông tin để chuyển đổi số ngành y tế mà đề án có tính nhân văn sâu sắc, giúp người dân được tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng ngay tại tuyến cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh y tế cơ sở, rút ngắn khoảng cách giữa tuyến trên và tuyến dưới.
Thông qua các hoạt động khám chữa bệnh từ xa được triển khai, năng lực chuyên môn của các bệnh viện tuyến cơ sở sẽ được nâng lên, người dân trên cả nước sẽ được hưởng dịch vụ y tế có chất lượng cao hơn ngay tại tuyến cơ sở, hạn chế việc chuyển tuyến, quá tải, tập trung đông bệnh nhân tại tuyến trên. Trong thời gian ngắn tới đây, Bộ Y tế sẽ tiếp tục cho ra mắt mạng y tế Việt Nam là nơi tập hợp tất cả các thầy thuốc trên toàn quốc, là diễn đàn để chia sẻ, trao đổi học hỏi lẫn nhau với mục tiêu nâng cao hơn nữa tay nghề để phục vụ nhân dân.
Để lan tỏa và phát triển bền vững các hoạt động của chương trình khám chữa bệnh từ xa, Quyền Bộ trưởng cho biết Bộ sẽ tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm trên cơ sở đó chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh toàn quốc triển khai hiệu quả hoạt động này đồng thời tiếp tục chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng các cơ chế tài chính, danh mục kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật…
Niềm vui của một bệnh nhân được cứu sống kịp thời nhờ "Khám, chữa bệnh từ xa"
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ sự vui mừng khi sự kiện khánh thành có sự tham gia của hơn 1.000 điểm cầu trong cả nước với hơn 20.000 người tham dự. Thủ tướng đánh giá đây là sự kiện quan trọng, là một bước tiến lớn của ngành y tế trong công tác chăm sóc sức khoẻ toàn dân. Kết quả này sự chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ của Chính phủ trong triển khai chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 tầm nhìn 2030, hướng tới đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.
Thủ tướng Chính phủ cũng vui mừng khi mạng lưới khám, chữa bệnh từ xa hiện nay đã kết nối đến hai nước bạn Lào và Campuchia. Đồng thời, mong muốn Việt Nam có thể sớm kết nối được với cả các nước tiên tiến hơn để học hỏi những khoa học kỹ thuật có trình độ cao, để trong tương lai nhiều bệnh nhân của chúng ta sẽ không còn phải ra nước ngoài để chữa bệnh.
“Tôi cũng mong muốn từ thành công bước đầu này, Bộ Y tế sẽ tiếp tục triển khai các chương trình, đề án tiếp theo dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để trở thành một trong những bộ, ngành đi đầu trong việc thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Đồng Văn