Hải quan TPHCM cải cách,ảiquanTPHCMđốithoạivàhỗtrợđàotạodoanhnghiệnhận định ac milan hôm nay thực hiện hải quan số để hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn Hải quan TPHCM sẽ mở rộng ký kết thỏa thuận hỗ trợ hiệp hội, doanh nghiệp Hải quan TPHCM: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ |
Công chức Hải quan chia sẻ với doanh nghiệp thuộc EuroCham. Ảnh: L.T |
Hàng trăm doanh nghiệp tham dự
Liên tục trong cuối tháng 9 và đầu tháng 10/2024, Cục Hải quan TPHCM đã phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) và Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức hai hội nghị đối thoại và đào tạo cho cộng đồng doanh nghiệp thuộc hai hiệp hội này.
Theo Cục Hải quan TPHCM, cả hai hội nghị đã thu hút nhiều lãnh đạo doanh nghiệp và công chức Hải quan cùng thảo luận, chia sẻ về các chủ đề quan trọng xung quanh các quy định xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan và tác động của các quy định mới đến doanh nghiệp. Cuộc đối thoại này nhằm thúc đẩy tính minh bạch, hợp lý hóa các quy trình hải quan và giải quyết những thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi điều hướng bối cảnh pháp lý của Việt Nam.
Thông qua hội nghị, đại diện Cục Hải quan TPHCM đã chia sẻ những giải pháp cải cách thủ tục hành chính đơn vị đã triển khai nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu. Trong đó, nổi bật là giải pháp hiện đại hóa, ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin trong các khâu quản lý, thông quan hàng hóa. Sự nỗ lực số hóa thủ tục hải quan của cơ quan Hải quan vừa giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro kinh doanh vừa giúp cơ quan Hải quan quản lý tốt hơn, chống gian lận thương mại.
Các chủ đề chính đã được thảo luận bao gồm: Sự phức tạp xung quanh tài liệu nguồn gốc sản phẩm, phân loại mã HS và các vấn đề liên quan đến giá chuyển nhượng. Các cuộc thảo luận nhóm do đại diện Hải quan TPHCM dẫn đầu đã đề cập đến những hiểu lầm thường gặp trong việc khai báo xuất xứ sản phẩm, ủng hộ sự rõ ràng và hợp tác hơn giữa các doanh nghiệp và cơ quan Hải quan.
Ngoài ra, cơ quan Hải quan đã chia sẻ với doanh nghiệp về Giấy chứng nhận xuất xứ điện tử cho hàng xuất khẩu của EU. Lồng ghép trong hội nghị này, Cục Hải quan TPHCM còn dành thời gian đào tạo chuyên sâu cho các doanh nghiệp. Theo đó, Phó Trưởng phòng Thuế Xuất nhập khẩu Trương Thanh Xuân đã hướng dẫn các doanh nghiệp nội dung tập trung vào cách xác định mã HS, thực thi thuế và tư vấn hải quan…
Đánh giá về việc chủ động hỗ trợ của Hải quan TPHCM, Phó Chủ tịch EuroCham Jean-Jacques Bouflet nhấn mạnh, sự hợp tác giữa cơ quan Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp châu Âu giúp hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật, nắm rõ hơn về các quy định hiện hành, để đảm bảo các hoạt động xuất nhập khẩu được thực hiện đúng quy định và suôn sẻ.
EuroCham và Cục Hải quan TPHCM đều tái khẳng định cam kết liên tục đối thoại và cải thiện thủ tục hải quan để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp. EuroCham sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các cơ quan Hải quan và các thành viên của mình để giải quyết các vướng mắc và thúc đẩy hợp tác để có quy trình xuất nhập khẩu hiệu quả hơn.
Giải đáp nhiều vướng mắc chuyên ngành
Tại các hội nghị, lãnh đạo phòng chức năng và chi cục hải quan thuộc Cục Hải quan TPHCM đã giải đáp nhiều vướng mắc chuyên ngành cho các doanh nghiệp FDI.
Công ty TNHH Organo (Việt Nam) đặt câu hỏi, doanh nghiệp FDI xuất khẩu hàng vào khu chế xuất bán cho doanh nghiệp chế xuất thì được xem là hình thức xuất khẩu tại chỗ hay xuất khẩu trực tiếp.
Giải đáp câu hỏi của Công ty TNHH Organo, Cục Hải quan TPHCM hướng dẫn: thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm: hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp nội địa được quy định tại khoản 2 Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính. Đối với hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp chế xuất với doanh nghiệp nội địa: doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo loại hình tương ứng quy định tại Điều 86 Thông tư này.
Công ty TNHH Hệ thống Truyền động NIEC Việt Nam hỏi: khi xin hủy hàng phế phẩm, doanh nghiệp có cần phải xây dựng và truyền định mức lên hệ thống hay không. Đại diện Chi cục Hải quan Khu chế xuất Tân Thuận hướng dẫn: Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính quy định: Phế phẩm là thành phẩm, bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (quy cách, kích thước, phẩm chất,…) bị loại ra trong quá trình gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và không đạt chất lượng để xuất khẩu.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân là lưu trữ dữ liệu, chứng từ, tài liệu liên quan đến việc xác định định mức thực tế và thông báo định mức thực tế của lượng sản phẩm đã sản xuất theo năm tài chính cho cơ quan Hải quan khi báo cáo quyết toán theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Thông tư này.
Giải đáp câu hỏi của một doanh nghiệp về các kênh mà cơ quan Hải quan sử dụng để giải quyết khiếu nại, Cục Hải quan TPHCM cho biết, căn cứ Điều 7 Luật Khiếu nại quy định: “Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại có thể khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hay cơ quan có người có hành vi hành chính, hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.”
Quyết định 1788/QĐ-TCHQ ngày 21/6/2021 của Tổng cục Hải quan ban hành Quy chế phối hợp tiếp nhận, phân loại, giải quyết khiếu nại tại cơ quan Hải quan quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị Hải quan trong việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại. Khi có khiếu nại liên quan đến quyền lợi của mình, doanh nghiệp nên liên hệ trực tiếp với cơ quan Hải quan để được hướng dẫn cụ thể.