Hơn 3.300 trường hợp học sinh vi phạm
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 21-12-2023 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo trật tự,ếtliệtxửlyacuteviphạbảng xếp hạng pháp ligue 1 an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới, từ ngày khai giảng năm học mới đến nay, lực lượng CSGT Công an tỉnh thường xuyên có mặt tại các cổng trường thực hiện tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm. Tình trạng học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe gắn máy trên 50 phân khối vẫn còn diễn ra. Điều này tiềm ẩn nguy cơ TNGT bởi các em đang ở độ tuổi thích thể hiện, lại chưa đủ kiến thức về Luật Giao thông đường bộ. Khi bị lực lượng chức năng yêu cầu kiểm tra, nhiều lý do đã được các em đưa ra để biện minh cho hành vi của mình. “Em biết việc điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi quy định là sai, nhưng nhà xa nên bố mẹ mới giao xe máy cho em đi học” - em N.A, học sinh lớp 11, Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đồng Phú biện minh.
CSGT huyện Đồng Phú xử lý học sinh vi phạm điều khiển xe gắn máy khi chưa đủ tuổi tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đồng Phú
Qua công tác tuần tra, kiểm soát, tất cả trường hợp điều khiển xe môtô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe đều bị lực lượng CSGT lập biên bản xử lý vi phạm, tạm giữ phương tiện và yêu cầu phụ huynh đến chấp hành việc xử phạt. Đây cũng là biện pháp mạnh mà lực lượng CSGT đang thực hiện nhằm chấn chỉnh tình trạng này. Thực tế cho thấy, chỉ khi xử lý nghiêm, kết hợp các biện pháp tuyên truyền, tình trạng học sinh vi phạm mới có những chuyển biến tích cực, mang lại an toàn cho các em.
Thiếu tá Hồ Việt Anh, Phó Đội trưởng Đội CSGT, Công an huyện Đồng Phú chia sẻ: “Chúng tôi thường xuyên phối hợp với nhà trường vừa tuyên truyền vừa có biện pháp răn đe các em. Trước hết là nhắc nhở, nếu sau đó các em cố tình vi phạm, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm; đồng thời thông báo về trường để cùng giáo dục, xử lý, ngăn ngừa hành vi vi phạm”. Thiếu tá Hồ Việt Anh cũng cho biết, qua theo dõi, số học sinh vi phạm trên địa bàn huyện Đồng Phú đã giảm dần và lực lượng chức năng sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp, góp phần kiềm giảm và đẩy lùi TNGT ở cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết và số người bị thương ở lứa tuổi học sinh.
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, lực lượng CSGT trên địa bàn tỉnh đã lập biên bản xử lý vi phạm đối với 3.337 trường hợp học sinh, tạm giữ 2.808 môtô, 181 phương tiện khác, tăng hơn 2.000 trường hợp so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hành vi vi phạm chưa đủ tuổi điều khiển xe môtô, gắn máy là 2.657 trường hợp.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ
Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 17-9-2024 về xử lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sĩ trong lực lượng vũ trang vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị, địa phương trong quá trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông phải tuân thủ tinh thần “thượng tôn pháp luật”, không chấp nhận việc can thiệp, tác động để bỏ qua lỗi vi phạm. Đồng thời kỷ luật nghiêm đối với cán bộ không xử lý triệt để, bỏ qua lỗi vi phạm trong quá trình xử lý vi phạm hành chính về giao thông.
Liên tiếp các chỉ thị liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được Thủ tướng Chính phủ ban hành đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong kiềm giảm TNGT, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, mà trước hết là vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ.
Lực lượng chức năng lập biên bản xử lý trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên tuyến quốc lộ 14
Tại Bình Phước, 9 tháng năm 2024, đã có 77 trường hợp cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn bị xử lý theo quy định pháp luật. Việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn đã dần tạo nên sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân và thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Từ thiếu hợp tác, người dân đã thay đổi thói quen và chấp hành việc không điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi đã sử dụng rượu, bia.
“Với chủ trương của Chính phủ là không có ngoại lệ nên ai cũng bị xử lý nếu vi phạm. Lần đầu có thể chưa quen với việc gọi xe ôm công nghệ hay taxi chở về, nhưng một vài lần gọi xe mình lại thấy tiện lợi và an toàn. Tốn vài chục ngàn đồng gọi xe taxi vẫn hơn bị phạt hàng triệu đồng vì vi phạm nồng độ cồn, chưa kể nguy cơ TNGT cho mình và người khác” - anh Trần Hồng Đức ở phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài chia sẻ.
Bên cạnh đó, lực lượng CSGT còn quán triệt, thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh; đồng thời tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình trên các tuyến giao thông để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, nhất là các tuyến đường thường xuyên xảy ra TNGT. Nhiều chuyên đề xử lý vi phạm, nhiều đợt ra quân đã được phát động nhằm thực hiện hiệu quả các chỉ thị của Chính phủ và Bộ Công an, góp phần kéo giảm TNGT trên địa bàn và khắc phục tình trạng “nhờn luật” của một bộ phận người dân, doanh nghiệp.
Thời gian qua, chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn đã được lực lượng CSGT thực hiện liên tục, không có ngày nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Xử lý vi phạm nồng độ cồn cũng là một trong 8 nhóm chuyên đề chính được chúng tôi tập trung trong đợt ra quân “Ngày Chủ nhật an toàn giao thông” mới phát động. Với sự kiểm soát chặt chẽ này hy vọng sẽ làm thay đổi đáng kể ý thức của người tham gia giao thông. Thượng tá PHAN VĂN TẤN, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh |