Bước đột phá mới khơi thông nguồn lực trong doanh nghiệp nhà nước Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước có trọng tâm,ậndiệnnhữngđiểmnghẽnđểkhơithôngnguồnlựccủadoanhnghiệpnhànướkết quả bóng đá u19 ý tập trung vào những doanh nghiệp yếu kém Tìm giải pháp thu hút nhân tài cho doanh nghiệp nhà nước |
Ngày 24/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với DNNN với chủ đề "Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, huy động nguồn lực của DNNN trong phát triển kinh tế - xã hội".
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Hội nghị diễn ra trong bối cảnh đất nước đang thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế. Việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN được Đảng, Nhà nước rất quan tâm và được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, của các địa phương và của DNNN. Chúng ta xác định DNNN giữ vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Để thúc đẩy DN phát triển bền vững, phát huy được thế mạnh, tiềm năng của mình, thực sự là “lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước”, rất cần nhận diện những điểm nghẽn trong cơ chế, chính sách đối với khu vực DN này, những tồn tại hạn chế trong chính DN để từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực của DN trong phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị |
Với tinh thần đó, Thủ tướng nêu một số vấn đề cần tập trung thảo luận, làm rõ tại Hội nghị. Cụ thể như là, vì sao các DNNN chưa thể hiện được vai trò nổi bật trong việc dẫn dắt, tạo động lực, mở đường, hướng dẫn, thu hút, thúc đẩy các thành phần khác phát triển? Tại sao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của nhiều DNNN còn thấp so với nguồn lực đang nắm giữ? Do cơ chế chính sách hay tổ chức thực hiện chưa nghiêm, chưa tốt? Phải chăng là do các DN chưa chú trọng đầu tư phát triển ngành nghề chính của mình?
Trong đó, Thủ tướng lưu ý vấn đề vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước (như Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các bộ ngành, địa phương) còn vướng mắc những gì? Mô hình Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cần phải như thế nào để phát huy được hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN?
Trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, cần phân tích, mổ xẻ nguyên nhân vì sao không đạt kế hoạch, vướng mắc vấn đề gì, nên thoái vốn ở những loại hình DN nào? Xác định giá trị quyền sử dụng đất, lợi thế quyền thuê đất, giá trị thương hiệu của DN… đã đầy đủ chưa, chặt chẽ chưa? Vì sao thời gian qua làm chậm và vẫn còn xảy ra nhiều vi phạm liên quan đến lĩnh vực này?
Quang cảnh Hội nghị sáng 24/3 |
Thực tế cho thấy, cùng một chủ trương, cơ chế, chính sách nhưng có nơi thực hiện tốt, có nơi chậm trễ, làm mãi không xong, đùn đẩy trách nhiệm... Vậy nguyên nhân là gì, có phải do chính người đứng đầu tổ chức đó hay không? Chúng ta phải có quyết tâm cao, nỗ lực phải lớn, đổi mới tư duy, tự lực, tự cường, ngày đêm trăn trở để phát triển, Thủ tướng nhấn mạnh.
Trong bối cảnh quốc tế, trong nước còn nhiều biến động khó lường, đại dịch Covid-19 chưa thể kết thúc sớm, tranh chấp thương mại giữa các nước lớn, xung đột địa chính trị, việc thực hiện các cam kết của các Hiệp định FTA thế hệ mới, sự phát triển nhanh của cách mạng công nghiệp 4.0, những cam kết bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu… tác động nhiều mặt đến năng lực sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh và sự phát triển bền vững, sống còn của cộng đồng DN nói chung và các DNNN nói riêng, Thủ tướng đề nghị chúng ta cần bàn, đưa ra các kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp hết sức cụ thể cho từng bộ, ngành và địa phương, từng tập đoàn, tổng công ty, DNNN để có nhận thức đúng đắn, giải pháp phù hợp và hành động quyết liệt, hiệu quả hơn.
Để được nghe nhiều ý kiến, Thủ tướng đề nghị các đại biểu nói thẳng, nói thật về các khó khăn, vướng mắc và nêu các giải pháp, đi vào trọng tâm vấn đề; lãnh đạo các ban, bộ, ngành và địa phương trao đổi, làm rõ thêm những vấn đề đặt ra, nhất là kiến nghị sửa đổi thể chế, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
Ngay sau hội nghị này, Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết với các nhiệm vụ và giải pháp để thúc đẩy đổi mới, nâng cao hiệu quả nhằm huy động nguồn lực của DNNN trong phát triển kinh tế-xã hội.
Còn 94 doanh nghiệp nhà nước quy mô lớnTheo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến đầu năm 2021, Việt Nam còn khoảng gần 500 DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và gần 200 DN do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (trong số 320 DN có vốn góp của Nhà nước). DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn đang tập trung hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực: Quốc phòng an ninh (chiếm khoảng 17%); nông, lâm nghiệp và công trình thủy lợi (40%); hoạt động xổ số (13%); hoạt động công ích (đô thị, chiếu sáng, cấp thoát nước…) (14%); hoạt động trong các ngành, lĩnh vực khác kết hợp mục tiêu sản xuất kinh doanh (16%). DN do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn chủ yếu hoạt động trong các ngành: nông lâm, hoạt động công ích (đô thị, chiếu sáng, cấp thoát nước…), kết cấu hạ tầng cảng biển, giao thông và sản xuất kinh doanh (bất động sản, du lịch, vật liệu xây dựng...). Hiện nay, nếu loại trừ các DN quốc phòng, an ninh và nông lâm nghiệp thì chỉ còn 94 DNNN quy mô lớn gồm: 9 tập đoàn kinh tế; 67 tổng công ty nhà nước, 18 công ty hoạt động theo mô hình nhóm công ty mẹ - công ty con. Tuy chỉ chiếm hơn 10% về số lượng DNNN nhưng khối công ty mẹ tập đoàn – tổng công ty (DNNN quy mô lớn) lại nắm giữ khoảng 90% tổng tài sản, 88% tổng doanh thu và 86% lợi nhuận trước thuế của toàn bộ DNNN trên phạm vi toàn quốc. |