【ket qua wellington】Tăng số lượng thủ tục và hồ sơ kết nối một cửa quốc gia

kết nối một cửa quốc gia

Ảnh minh họa (nguồn Tổng cục Hải quan)

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa có ý kiến chỉ đạo như vậy với các Bộ: Tài chính,ăngsốlượngthủtụcvàhồsơkếtnốimộtcửaquốket qua wellington Giao thông vận tải (GTVT), Y tế, Công thương, Khoa học và Công nghệ (KH-CN), Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính tại báo cáo về kết quả cuộc đo thời gian giải phóng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu năm 2015.

Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh thực hiện kết nối đầy đủ, hiệu quả Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN theo đúng quy định và kế hoạch đã đề ra; tiếp tục tăng số lượng thủ tục và hồ sơ thực hiện kết nối.

Đồng thời, tích cực triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ quy định trong Đề án giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17/11/2015. Tổ chức kiểm soát thời gian thực tế làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành thông qua việc thực hiện cơ chế tự đánh giá và công bố định kỳ đối với thời gian làm thủ tục.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính trao đổi với VCCI về việc khảo sát, đánh giá đối với cộng đồng doanh nghiệp về chất lượng thực hiện các thủ tục liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu cũng như mục tiêu, yêu cầu, cách thức thực hiện. VCCI căn cứ chức năng, nhiệm vụ để quyết định triển khai thực hiện theo thẩm quyền.

Trước đó, trong báo cáo được gửi tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết đã phối hợp với 7 bộ, ngành, gồm Bộ: GTVT, NN&PTNT, Y tế, Công thương, KH-CN, Quốc phòng, VCCI thành lập Ban chỉ đạo và Tổ chuyên môn liên ngành thực hiện cuộc đo năm 2015.

Đồng thời Ban hành Kế hoạch liên ngành tổ chức cuộc đo; triển khai thu thập dữ liệu của các tờ khai hải quan đăng ký ngày 15/6 - 20/6/2015; trao đổi với chuyên gia Ngân hàng Thế giới về phương pháp triển khai cuộc đo; tổng hợp, rà soát, tính toán dữ liệu hải quan và dữ liệu của các cơ quan kiểm tra chuyên ngành tham gia đo.

Trong đó, một số đơn vị đã thực hiện đầy đủ các công việc theo Kế hoạch liên ngành và có thể kiểm soát được thời gian làm thủ tục thuộc trách nhiệm của mình (Bộ GTVT - Thủ tục đăng kiểm, Bộ NN&PTNT - Thủ tục kiểm dịch động vật, Bộ Quốc phòng - Thủ tục kiểm tra biên phòng, Bộ Y tế - Thủ tục kiểm dịch y tế), các bộ, ngành còn lại chưa thực hiện đúng theo yêu cầu.

Kết quả đo thời gian giải phóng hàng năm 2015 cho thấy, trong tổng thời gian từ khi hàng đến cảng/cửa khẩu cho đến khi hàng rời khỏi cổng cảng/cửa khẩu, tỷ trọng về thời gian thuộc trách nhiệm của cơ quan Hải quan (28%) và các cơ quan liên quan (72%) tương tự như năm 2013. Tuy nhiên, giá trị thời gian tăng lên so với năm 2013 do một số nguyên nhân cơ bản: thủ tục kiểm tra chuyên ngành chưa được cải thiện, nhiều doanh nghiệp để hàng tại cảng quá lâu (1-2 tháng), tình trạng tắc nghẽn hàng tại cảng,...

Tỷ lệ lô hàng có thời gian giải phóng hàng tính từ khi hàng đến đáp ứng yêu cầu của hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) (dưới 48 giờ) là 38,5%.

Như vậy, theo kết quả đo năm 2015, so sánh với yêu cầu đặt ra trong TPP vẫn còn khoảng cách khá xa (hơn 60% số lượng lô hàng có thời gian giải phóng hàng trên 48 giờ). Thời gian giải phóng hàng không chỉ thuộc trách nhiệm của cơ quan Hải quan và các cơ quan kiểm tra chuyên ngành mà còn phụ thuộc nhiều vào năng lực, trình độ, tính chủ động của cộng đồng doanh nghiệp (doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đại lý hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi, logistic, vận tải,...).

Để đạt được mục tiêu thời gian như cam kết trong TPP, Bộ Tài chính đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo, quán triệt các bộ, ngành thực hiện kết nối đầy đủ, hiệu quả Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN (tăng số lượng thủ tục và hồ sơ).

Cùng với đó là triển khai kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ đặt ra trong đề án "Giải pháp nâng cao hiệu lực hiệu quả kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu" theo quyết định 2026/QĐ-TTg ngày 17/11/2015.

Kiểm soát thời gian thực tế làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành thông qua việc thực hiện cơ chế tự đánh giá và công bố định kỳ đối với thời gian làm thủ tục.

Giao cho VCCI tiến hành những khảo sát đánh giá định kỳ về chất lượng thực hiện các thủ tục liên quan tới hoạt động xuất, nhập khẩu đối với cộng đồng doanh nghiệp như đã và đang thực hiện đối với một số cơ quan Nhà nước nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả và trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp trong việc giảm thời gian làm thủ tục xuất, nhập khấu./.

Hoàng Lâm