Rất nhiều thị trường đều có chung mức sụt giảm đột ngột,ứngkhoántuầnViệtNamcóthoátkhỏiảnhhưởngtừthếgiớtie lệ kèo nhà cái trong đó chứng khoán Mỹ thậm chí còn có tuần giảm lớn nhất kể từ sau khủng hoảng 2008.
Mức giảm của VN-Index vẫn còn khá tốt so với nhiều thị trường khác. Chỉ số S&P 500 của Mỹ tuần qua giảm 11,49%, DJA giảm 12,36%, Nikkei 225 giảm 9,59%, Topic Hàn Quốc giảm 8,13%, FTSE giảm 11,12%, Italia giảm 11,18%... Theo thống kê, trong hàng trăm chỉ số chứng khoán trên thế giới tuần qua, duy nhất chứng khoán Ai Cập là đứng im, còn lại toàn giảm. Chứng khoán Hồng Kông giảm 4,32% tuần qua mà vẫn lọt vào nhóm 7 thị trường “mạnh nhất thế giới”!
Diễn biến này cho thấy các thị trường chứng khoán nói chung đều đang chịu tác động tương tự nhau. Đó là tình trạng lan tràn của dịch Covid-19 ra khắp các quốc gia dẫn đến mối lo ngại tăng vọt về nguy cơ kéo lùi tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Chỉ trừ các cuộc khủng hoảng tài chính, đây là sự kiện hiếm hoi có tác động đồng loạt và giống nhau tới các thị trường.
Bóng ma suy thoái kinh tế đã khiến hoạt động tái phân bổ dòng vốn đầu tư diễn ra đồng loạt toàn cầu. Các tài sản rủi ro cao như chứng khoán đồng loạt bị rút vốn trong khi vàng và trái phiếu chính phủ Mỹ tăng giá khủng khiếp. Vì vậy không có thị trường chứng khoán nào tránh khỏi tác động khi dòng vốn này di chuyển. Chứng khoán Trung Quốc tuần qua giảm 5,24% và có một vài phiên phục hồi sau khi tình hình dịch bệnh không xấu thêm nhưng vẫn bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 870 triệu USD theo thống kê của CNBC. Chứng khoán Hàn Quốc bị bán ròng 868 triệu USD...
Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng sang tuần thứ 5 liên tiếp với tổng giá trị hơn 3.300 tỷ đồng. Trong đó, hai tuần gần nhất tuần nào mức rút ròng cũng vượt 1.100 tỷ đồng. Rõ ràng việc khống chế dịch bệnh tại Việt Nam rất thành công, nhưng không vì thế thị trường chứng khoán phản ánh tích cực với triển vọng này. Hai lý do chính vẫn là liệu Việt Nam sẽ bị tác động thế nào khi các thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc rơi vào khó khăn, thậm chí là giảm tăng trưởng; và dòng vốn nước ngoài sẽ còn rút đi ở quy mô như thế nào?
Việc đổ lỗi tình trạng sụt giảm của thị trường cho dịch Covid-19 là hoàn toàn có lý. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là khi Việt Nam khống chế thành công được dịch bệnh, thị trường sẽ tăng tương ứng. Thị trường chứng khoán đang phản ánh trước các rủi ro sẽ xuất hiện trong tương lai gần, khi những số liệu kinh tế vĩ mô toàn cầu cũng như của Việt Nam được công bố cuối tháng 3. Khi đó nhà đầu tư mới có căn cứ để đánh giá tác động thật sự của dịch bệnh đối với các yếu tố vĩ mô.
Một trong những căn cứ được đưa ra gần đây để hỗ trợ yếu tố tích cực cho thị trường, là mức điều chỉnh mạnh đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên rẻ hơn. Số liệu được viện dẫn là mức P/E của thị trường hiện chỉ khoảng 13 lần. Tuy nhiên mức P/E này chưa tính đến việc hệ số E (lợi nhuận trên vốn cổ phần) của các công ty niêm yết có nguy cơ sụt giảm mạnh trong quý 1/2020, thậm chí là sang cả các quý sau nếu dịch bệnh vẫn còn. Do đó nếu nhìn theo mức định giá trên cơ sở kết quả kinh doanh 2019 thì thị trường có vẻ rẻ, nhưng vẫn có thể là đắt nếu các số liệu được cập nhật. Thị trường đang nhìn vào tương lai, chứ không phải là quá khứ.
Mặc dù vậy trong ngắn hạn thị trường vẫn có thể cải thiện trước khi các yếu tố định giá cơ bản trở nên rõ ràng hơn. Ví dụ VN-Index sụt giảm mạnh xuống mức 882 điểm cuối tuần qua là gần tương đương với mức đáy 28 tháng của chỉ số này cùng với việc chứng khoán thế giới sau 2 tuần lao dốc kinh hoàng cũng có thể đảo chiều. Thị trường trong nước hoàn toàn có thể xuất hiện diễn biến tăng ở ngưỡng hỗ trợ, nhưng đó sẽ chỉ là các diễn biến do cung cầu ngắn hạn tại một thời điểm. Hoạt động bán tháo tạm dừng lại, nhu cầu bắt đáy tăng lên có thể giúp thị trường phục hồi. Những biến động như vậy không hẳn là một diễn biến có thể thay đổi được xu thế, vì xu thế giảm hiện tại bị chi phối từ các yếu tố mang tính cơ bản.
Trọng Nghĩa