Đây là thông tin được Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Vũ Duy Tuấn cho biết tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội,àNộiTăngtrưởngkinhtếướcđạtnăkết quả bóng đá vô địch quốc gia trung quốc chiều 13/10.
9 tháng, tăng trưởng kinh tế đạt 8,3%
Ông Vũ Duy Tuấn cho biết, trong quý III, kinh tế Thủ đô tiếp tục có chuyển biến tích cực, 9 tháng đầu năm, GRDP tăng 8,3%, đây là mức tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây. Ước GRDP cả năm 2015 của Hà Nội tăng 9,24% (đạt kế hoạch), như vậy GRDP 5 năm 2011-2015 dự kiến đạt 9,23%.
Trong đó, tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế đều có mức tăng trưởng khả quan. Cụ thể, ngành dịch vụ tăng 8,8%, ngành công nghiệp tăng 8,2%. Ngành xây dựng tiếp tục chuỗi đà phục hồi và tăng trưởng, quý III tăng 11,9%, lũy kế 9 tháng tăng 11%, cao hơn mức cùng kỳ của 2 năm trước (lần lượt là 8% và 9%). Dự kiến cả năm 2015, ngành xây dựng tăng 12,14%...
Bên cạnh đó, công tác thu - chi ngân sách được đảm bảo. Tổng thu NSNN 9 tháng đạt 105.886 tỷ đồng, bằng 74,7% dự toán, tăng 13,5% so với cùng kỳ. Chi ngân sách thực hiện 40.991 tỷ đồng, bằng 69,4% dự toán.
Lạm phát tiếp tục được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 giảm 0,1% so với tháng 8, bình quân 9 tháng, CPI tăng 0,71%, đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Thành phố cũng đã tích cực triển khai cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Chỉ số PCI tăng 7 bậc, xếp vị trí 26/63. Thực hiện chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, cho vay ưu đãi 49,5 nghìn tỷ đồng với gần 2,9 nghìn doanh nghiệp, tăng 69% so với cuối năm 2014.
Các công trình hạ tầng giao thông được tập trung chỉ đạo thực hiện, đưa nhiều công trình trọng điểm vào hoạt động; cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí được đẩy mạnh; an ninh trật tự Thủ đô được đảm bảo…
Không đạt chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu
Ông Tuấn cũng cho biết, trong 20 chỉ tiêu đề ra chỉ duy nhất chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu của thành phố là không đạt. Cụ thể, trong 9 tháng tăng trưởng thấp, đạt mức 0,2% và khó đạt mục tiêu 8-9% trong cả năm 2015. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn cao, với 10.523 doanh nghiệp, tăng 27,5% so với cùng kỳ.
Theo đó, nhằm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch năm 2015 và kế hoạch 5 năm 2011-2015, ông Tuấn cho biết, thành phố sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư; tháo gỡ khó khăn về vốn và thị trường cho sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn về xuất khẩu của thành phố trong thời gian tới.
Đồng thời, thực hiện tốt chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; mở rộng tín dụng; các chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ lãi suất. Rà soát, nâng cao hiệu quả hoạt động các khu, cụm công nghiệp. Đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất kinh doanh...
“Thành phố sẽ tăng cường huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN trên địa bàn năm 2015, quản lý chi NSNN, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ tăng cường quản lý đầu tư từ NSNN và trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Thủ đô theo Luật Đầu tư công. Thực hiện hiệu quả các giải pháp về tăng cường quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu ngân sách. Đẩy mạnh đấu giá đất, tạo thêm nguồn thu cho đầu tư phát triển...
Trên cơ sở đánh giá tình hình thời gian qua và triển vọng phát triển, căn cứ mục tiêu phát triển 5 năm 2016-2020, Hà Nội dự kiến một số chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2016 như: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn là 8,5-9% (theo cách tính mới); thu nhập bình quân đầu người đạt 85-87 triệu đồng; tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 11-12%; tốc độ tăng giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 7-8%.../.
Hồng Chi