【bảng xếp hang c2】Ngân hàng ‘dồn lực’ số hóa, đa dạng phương thức chuyển tiền
Chia sẻ biến động số dư và vay vốn nhanh qua online
Với thế mạnh chuyển đổi số,n hbảng xếp hang c2 Ngân hàng MB đã sớm triển khai thanh toán không dùng tiền mặt qua Apple Pay và Google Pay sử dụng NFC (công nghệ giao tiếp tầm ngắn không dây) và mã VietQR.
Theo đó, khách hàng chỉ cần gắn thông tin thẻ MB Visa lên ứng dụng Apple Pay hoặc Google Pay và đưa điện thoại của mình đến gần thiết bị thanh toán không tiếp xúc (contactless), giao dịch sẽ được hoàn tất trong giây lát. Bên cạnh đó, khách hàng có thể thanh toán online thật tiện lợi qua các website chấp nhận Apple Pay và Google Pay.
“Phương thức trên có độ bảo mật và an toàn cao. Khi khách hàng giao dịch tại điểm bán hàng (POS), Apple Pay và Google Pay sẽ yêu cầu người dùng xác thực bằng TouchID (vân tay), FaceID (nhận diện khuôn mặt) hoặc mã PIN trước khi thanh toán được áp dụng. Đối với giao dịch online, ngân hàng sẽ gửi OTP tới số điện thoại của khách hàng, sau đó ngân hàng sẽ xác minh và xử lý thanh toán”, đại diện MB cho biết.
Để đáp ứng cho các khách hàng là tiểu thương, MB có giải pháp chuyển và nhận tiện bằng mã VietQR trên App MBBank. Theo ngân hàng này, với nhiều tính năng như chia sẻ số dư VietQR, theo dõi và quản lý đơn hàng tiện lợi, vay ứng vốn siêu nhanh…, chủ cửa hàng có thể chia sẻ biến động số dư đến các nhân viên. Khi có giao dịch vào tài khoản chủ, biến động số dư sẽ được cập nhật đồng thời trên tất cả các thiết bị được chia sẻ. Nhờ đó, cả nhân viên và chủ cửa hàng đều có thể kiểm tra thanh toán của khách mà không cần chụp hình, xác minh, đối chiếu giao dịch. Khách hàng cũng không phải mất thêm thời gian chờ đợi.
“Hiện, khách hàng chỉ cần sử dụng căn cước công dân gắn chip để xác thực thông tin, người dùng có thể mở tài khoản liền mạch trên Techcombank Mobile hoặc trên nền tảng vay vốn iDO tablet. Đặc biệt, thông qua việc phân tích và tổng hợp hàng triệu dữ liệu từ Big data, Techcombank có giải pháp quản lý tài chính cá nhân hóa cho từng khách hàng, giúp việc lập kế hoạch được chuyên nghiệp hơn để đạt mục tiêu tài chính”, ông Phùng Quang Hưng - Phó Tổng giám đốc Techcombank cho biết.
Theo ông Phùng Quang Hưng, khi thiếu vốn, khách hàng của Techcombank có thể vay vốn nhanh chóng, hoàn toàn online (trực tuyến) với thủ tục và hồ sơ tối giản, ví dụ khách hàng cá nhân có thể có khoản vay thấu chi trong 30 giây và khách hàng doanh nghiệp nhỏ là vài tiếng để có hạn mức vay được phê duyệt.
Đó là sự chuyển đổi lớn so với trước đây khi doanh nghiệp nhỏ có khó khăn với qui trình tín dụng truyền thống dài, yêu cầu nhiều hồ sơ, hay không đáp ứng được về tài sản đảm bảo, phải đi vay tín dụng “đen”, còn ngân hàng thì khó khăn trong việc đánh giá chất lượng tín dụng, phương án kinh doanh, khả năng trả nợ do báo cáo tài chính của doanh nghiệp thiếu tin cậy.
Mới đây, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) phối hợp Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) triển khai Thẻ tín dụng nội địa nhằm cung cấp hệ sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt. Đại diện Napas cho biết: đến nay, đã có 14 ngân hàng thành viên và công ty tài chính tham gia phát hành thẻ tín dụng nội địa, qua đó cung cấp cho người dân phương thức thanh toán tiện lợi, đơn giản với chi phí thấp. “Thẻ tín dụng nội địa Napas do Mcredit phát hành có thể sử dụng thanh toán tại thiết bị chấp nhận thanh toán (POS) tại các cửa hàng, quán ăn, siêu thị,...; thanh toán trực tuyến trên các trang thương mại điện tử, đặt phòng khách sạn, vé máy bay,...; vừa có thể rút tiền mặt tại tất cả máy ATM trên toàn quốc của hơn 43 ngân hàng trong mạng lưới thành viên của Napas”, đại diện Napas cho biết.
Bên cạnh đó, khách hàng có thể lựa chọn phương thức mở thẻ ảo ngay trên App Mcredit. Thông qua chức năng chi tiêu trước trả tiền sau cùng việc mở thẻ nhanh chóng, đây còn là phương thức hiệu quả giúp người dân có thể tiếp cận nguồn vốn vay chính thức từ các ngân hàng và công ty tài chính, đặc biệt trong các trường hợp phát sinh nhu cầu tài chính cá nhân đột xuất, mà không phải tìm đến hình thức vay tín dụng “đen” với lãi suất cao.
Triển khai ứng dụng xác thực khách hàng
Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 - Bộ Công an) cho biết: CO6 đã thành lập nhóm nhiệm vụ ứng dụng tài khoản định danh điện tử VneID, trong đó đang phối hợp với 5 ngân hàng (BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Pvcombank, VIB) triển khai thí điểm giải pháp định danh, xác thực khách hàng trực tuyến thông qua ứng dụng VNeID tiến tới cung cấp toàn bộ dịch vụ xác thực thông tin công dân phục vụ nghiệp vụ ngành ngân hàng.
Ngoài ra, định đanh diện tử còn tích hợp các công cụ số khác như: Chữ ký số công cộng, sim thuê bao, ví điện tử, hợp đồng điện tử… từng bước hoàn thiện hệ sinh thái công dân số. “Theo Đề án 06, chúng ta sẽ kết nối dữ liệu giữa doanh nghiệp, dân cư, thuế, bảo hiểm như lộ trình đã đặt ra. Dự thảo 39 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang xin ý kiến và sắp tới sẽ triển khai có mục tiêu là triển khai tiện ích vay tín chấp theo mức độ tăng dần về giá trị và hiệu quả. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấy rằng muốn cho vay tín chấp, ngoài cơ sở dữ liệu về dân cư thì còn phải căn cứ vào mức độ tham gia thuế, bảo hiểm xã hội… để xác định doanh nghiệp có tồn tại”, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết.
Ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) cho biết: Thời gian qua, NHNN đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 316 về thí điểm sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán hàng hóa, dịch vụ nhỏ lẻ.
Đến nay, việt Nam có 3,71 triệu tài khoản Mobile Money đang hoạt động với 8.880 điểm kinh doanh và trên 15.300 điểm chấp nhận thanh toán. NHNN cũng đang trong tiến trình hoàn thiện Dự thảo Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi); trình Chính phủ các Nghị định thanh toán không dùng tiền mặt, Nghị định cơ chế quản lý có kiểm soát Fintech trong hoạt động ngân hàng, tạo tiền đề cho ứng dụng công nghệ số trong hoạt động chuyển đổi số.