【bồ đào nha vs uruguay】Những vấn đề đặt ra với Chỉ số Phát triển con người (HDI) của Việt Nam

Ảnh minh họa

Nhìn vào chỉ số này,ữngvấnđềđặtravớiChỉsốPháttriểnconngườiHDIcủaViệbồ đào nha vs uruguay có lẽ các nhà hoạch định chính sách, từ Trung ương đến địa phương, đã biết phải làm gì để cải thiện HDI, bởi trong suốt 5 năm qua, dù nỗ lực rất nhiều, nhưng thứ hạng của Việt Nam hầu như không được cải thiện so với thế giới. Đáng nói là, trong phạm vi khu vực, HDI của Việt Nam vẫn “yên vị” ở vị trí thứ 7, chỉ xếp trên Lào, Campuchia, Myanmar và Đông Timor, thậm chí Chỉ số thu nhập - một trong những cấu phần của HDI - còn thấp hơn cả Lào.

Là chỉ tiêu kinh tế- xã hội tổng hợp khá toàn diện, không thuần túy dựa vào khía cạnh kinh tế như chỉ tiêu GDP, nên HDI phản ánh khá đầy đủ, toàn diện thực trạng kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, cũng như của từng địa phương. Không thể phủ nhận, dù là nền kinh tế đang phát triển, hệ thống y tế và khám chữa bệnh còn hạn chế, nhưng nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước trong việc chăm sóc sức khỏe người dân, nên Việt Nam hoàn toàn tự hào là một trong những quốc gia chăm sóc sức khỏe người dân tốt nhất so với những nước cùng trình độ phát triển.

Bên cạnh đó, nhờ ngân sách nhà nước hàng năm chi nhiều ngàn tỷ đồng mua bảo hiểm y tế, hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, cho người nghèo, người cận nghèo, gia đình chính sách... nên tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam đã ở mức khá cao so với thế giới và khu vực, với 73,7 năm. Chính vì thế, để cải thiện HDI, thì trước hết, cần tập trung cải thiện Chỉ số giáo dục và Chỉ số thu nhập.

Năm 1991, khi quy mô của nền kinh tế Việt Nam mới khoảng 14 tỷ USD, tức chỉ bằng 1/25 hiện nay, Quốc hội đã ban hành Luật Phổ cập giáo dục tiểu học. 10 năm sau (năm 2001), Chính phủ đã quyết định phổ cập trung học cơ sở, trong khi quy mô GDP mới đạt 32,5 tỷ USD.

Cùng với quyết định phổ cập giáo dục, hàng năm, lĩnh vực giáo dục, đào tạo luôn được ngân sách nhà nước cấp 20% tổng chi (không kể chi đầu tưcho lĩnh vực này). Đây là những chính sách khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, đã góp phần quan trọng để Việt Nam tự hào là quốc gia có tỷ lệ dân số biết đọc, biết viết, đi học thuộc hàng cao nhất thế giới.

Song, thực trạng Chỉ số giáo dục của Việt Nam hiện ở vị trí thứ 7 trong khu vực ASEAN đã cho thấy công tác giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa có cơ chế, chính sách đột phá trong đào tạo, quản lý và sử dụng nhân công, khiến Việt Nam chưa thể đứng trong danh sách Top 7 trong ASEAN (kém cả Lào) về năng suất lao động.

Năm 2020, GNI (thu nhập quốc dân) bình quân đầu người của Việt Nam quy đổi theo sức mua tương đương đạt 8.132 USD, tăng 31% so với năm 2016 là kết quả khá ấn tượng. Tuy vậy, mức thu nhập này mới bằng 35% bình quân của ASEAN và còn khoảng cách khá xa so với thu nhập của người dân Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia, chứ chưa nói tới Singapore (88.155 USD), Brunei (63.965 USD), cho dù quy mô GDP của Việt Nam đã bỏ qua Singapore và Malaysia từ năm 2020.

Trong phát triển kinh tế - xã hội, các quốc gia trên thế giới ngày càng nhận rõ, con người không chỉ là nguồn lực, là quy mô, tiềm lực của nền kinh tế, mà còn là mục tiêu, kết quả và là trung tâm của sự phát triển bền vững. Với ý nghĩa quan trọng đó, trong hoạch định cũng như đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển đất nước, HDI luôn được chính phủ các nước xác định là một trong những chỉ tiêu đặc biệt quan trọng.

Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 của Việt Nam đã “coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển” và đặt mục tiêu phải duy trì được HDI trên 0,74 điểm, thay vì 0,706 điểm như hiện nay, qua đó mới cải thiện được thứ hạng xung quanh mức 117-119/180 quốc gia, vùng lãnh thổ được Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) xếp hạng. Đây là mục tiêu không hề dễ, bởi Chỉ số sức khỏe đã gần đến ngưỡng do tuổi thọ của người dân Việt Nam khá cao. Do vậy, muốn có sự tiến bộ rõ rệt, thì phải tập trung cải thiện mạnh mẽ 2 chỉ số thành phần còn lại trong cơ cấu tính HDI.

Năng suất lao động, thu nhập của người dân, quy mô nền kinh tế, tổng sản phẩm quốc gia khó có thể tăng trưởng bền vững khi chất lượng giáo dục, đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực không theo kịp với sự phát triển của kinh tế, xã hội cho dù Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo thuộc hàng cao nhất thế giới. Nếu không có những quyết sách mạnh mẽ cải cách hệ thống giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thì Việt Nam khó có thể thu hẹp khoảng cách phát triển con người với các nước ASEAN-6 vì chỉ số thu nhập và giáo dục của các quốc gia này trong 5 năm qua ngày càng bỏ xa Việt Nam.