【lịch thi đấu southampton】1 năm nhìn lại nỗ lực cải cách thủ tục hành chính ngành Tài chính

soi

Ứng dụng máy soi container trong ngành Hải quan,ămnhìnlạinỗlựccảicáchthủtụchànhchínhngànhTàichílịch thi đấu southampton nhằm hạn chế tiếp xúc với DN.

Đến thời điểm hiện nay, các TTHC cần cắt giảm không còn nhiều, nhưng ngành Tài chính vẫn tiếp tục rà soát, cắt giảm với mục đích mang lại cho DN môi trường kinh doanh thuận lợi, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Cắt giảm gần 150 thủ tục trong năm

Bộ Tài chính là một trong các bộ, ngành có sự cải cách, hiện đại hoá các TTHC rõ rệt nhất, tiết giảm chi phí cho người dân và DN, hướng tới Chính phủ liêm chính, kiến tạo. Những kết quả đó đã được Thủ tướng Chính phủ, một số tổ chức quốc tế uy tín và cộng đồng DN đánh giá cao. Không bằng lòng với kết quả đạt được, trong năm 2018, Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, cắt giảm hàng trăm TTHC; đồng thời đề xuất cắt giảm nhiều điều kiện kinh doanh hỗ trợ DN.

Bám sát mục tiêu, yêu cầu về cải cách TTHC tại các nghị quyết của Chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã kịp thời chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm yêu cầu về cải cách TTHC. Theo đó, việc cắt giảm, đơn giản hóa TTHC của Bộ Tài chính có những chuyển biến tích cực, ngày càng tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức, tháo gỡ khó khăn cho DN, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tính từ đầu năm 2018 đến hết ngày 31/10/2018, Bộ Tài chính đã thực hiện bãi bỏ 18 TTHC và đơn giản hoá đối với 111 TTHC thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. Trong tháng 11/2018, Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, đánh giá toàn bộ 987 TTHC thuộc lĩnh vực tài chính với mục đích hướng tới sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản hóa, công khai, minh bạch TTHC, nghiên cứu đổi mới cách thức và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC. Trên cơ sở kết quả rà soát, ngày 14/11/2018 Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2141/QĐ-BTC về việc phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa 176 TTHC thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, trong đó dự kiến sẽ tiếp tục cắt giảm, bãi bỏ 148 TTHC và đơn giản hóa 28 TTHC. Dự kiến sau khi thực thi toàn bộ các phương án tại Quyết định số 2141/QĐ-BTC, tổng số TTHC thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính sẽ giảm còn 839 thủ tục (thời điểm cuối năm 2015 ngành Tài chính còn 1.045 TTHC).

Với việc cắt giảm, đơn giản hoá TTHC trong lĩnh vực tài chính, các TTHC được quy định chuẩn hóa, đảm bảo đơn giản, dễ hiểu giúp cá nhân, tổ chức hiểu rõ ràng, đầy đủ, đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện TTHC. Mọi quy trình giải quyết TTHC đều được công khai, minh bạch, đảm bảo cho các cá nhân, tổ chức có thể thuận lợi chấp hành quy định hành chính, cũng như có thể kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước. Đặc biệt, TTHC của ngành Tài chính được ứng dụng xây dựng và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao (mức 3, 4) hạn chế tối đa việc tiếp xúc, gặp gỡ giữa cá nhân, tổ chức, loại bỏ thái độ nhũng nhiễu, tư duy cửa quyền của một bộ phận cán bộ.

Tiếp tục cải cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Nỗ lực cải cách của ngành Tài chính đã được đền đáp bằng những kết quả cụ thể. Trong năm 2018, tại Hội nghị Công bố báo cáo chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ TTHC năm 2018 (APCI 2018), Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ công bố báo cáo đánh giá nhóm TTHC thuế đứng thứ nhất, nhóm TTHC hải quan đứng thứ 3 trong 8 nhóm TTHC được đưa vào đánh giá. Theo khảo sát của VCCI, có đến 71% người nộp thuế được hỏi hài lòng với kết quả cải cách của cơ quan thuế trong những năm qua.

Báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới ước tính hiệu quả của việc giảm thời gian thông quan trực tiếp tại cửa khẩu của hơn 11 triệu tờ khai trong 11 tháng năm 2018, DN tiết kiệm được trên 200 triệu USD cho thủ tục thông quan...

Trong năm 2019, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác cải cách hành chính; đồng thời, nghiên cứu đề xuất các phương án đơn giản hóa TTHC thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý của Bộ Tài chính nhằm tiếp tục tạo thuận lợi cho người dân, DN, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo yêu cầu tại các nghị quyết của Chính phủ. Bên cạnh đó, tổ chức hiệu quả Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện mục tiêu cải cách tài chính công.

Trả lời phỏng vấn phóng viên TBTCVN, chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, Bộ Tài chính là một trong số các bộ, ngành có sự cải cách TTHC một cách hiệu quả, rõ rệt nhất. Những kết quả đã đong đếm được từ tiết kiệm thời gian và các chi phí về mặt tiền bạc của DN thông qua việc cắt giảm các thủ tục, đặc biệt trong lĩnh vực thuế, hải quan. Nhìn rộng hơn, nó sẽ góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo TS. Nguyễn Minh Phong, trong thời gian tới, ngành Tài chính cần tiếp tục rà soát loại bỏ các thủ tục không cần thiết, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực thi công vụ, hạn chế sự tiếp xúc với người dân và DN. Thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động nghiệp vụ sẽ vừa giúp người dân dễ thực hiện, vừa có thể giám sát cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ.

Minh Anh