Hơn 1.000 container hàng tại cảng Cát Lái không có người nhận Hải quan phát hiện,ửlýthếnàođốivớitrêncontainerbộtthịtxươngthứcăngiasúclưugiữtạicảkqbd úc xử lý hơn 14.000 vụ vi phạm, trị giá trên 5.600 tỷ đồng Hải quan TPHồ Chí Minh: Rốt ráo xử lý hơn 1.600 tỷ đồng nợ khó thu |
Cảng Cát Lái TPHCM đang lưu giữ lượng lớn bột thịt xương. Ảnh: T.H |
Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan TPHCM, tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 có 1.487 container; Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 có 119 container; Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4 có 15 container.
Trong số các container hàng tồn tại cảng nêu trên, có 109 container đang được doanh nghiệp đề nghị tái xuất. Trong đó tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 có 99 container, doanh nghiệp đã liên hệ với chi cục đề nghị hướng dẫn thủ tục xuất trả, một số doanh nghiệp có văn bản yêu cầu, một số gửi vận đơn; Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 có 10 container đang chờ ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thực hiện các bước tiếp theo; Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4 đã gửi thông báo tìm chủ hàng số 176/TB-KV4 ngày 18/12/2023. Chi cục Hải quan Cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã thực hiện tái xuất đối với 24 container.
Theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Nguyễn Hữu Nghiệp, qua rà soát số hàng tồn đọng nêu trên cho thấy, hiện nay tại cảng Cát Lái còn lượng lớn container mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động vật tương tự mặt hàng được xác định trong vụ án (bột huyết tương heo, bột xương thịt heo, bột lông vũ...) đang còn lưu giữ tại cảng Cát Lái. Trong đó có phần lớn container được xác định người nhận hàng trên vận đơn là một trong 12 doanh nghiệp đã bị cơ quan chức năng khởi tố theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 969-01 ngày 31/8/2023 của Công an TPHCM.
Trong quá trình xử lý hàng hóa tồn đọng, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã nhận được nhiều văn bản của một số hãng tàu, doanh nghiệp đề nghị được tiếp tục làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá trong số các container trên. Trong đó, hàng hóa tập trung chủ yếu các trường hợp, như: doanh nghiệp khác đề nghị sửa đổi manifest thay đổi tên người nhận hàng đối với các lô hàng có tên người nhận là một trong các công ty đã bị khởi tố hình sự để tiếp tục nhập khẩu; hãng tàu xin xuất trả theo yêu cầu của người bán nhưng người nhận hàng là một trong các doanh nghiệp bị khởi tố, người đại diện theo pháp luật bị tạm giữ, cơ quan điều tra thu giữ con dấu, do đó không thể ban hành văn bản từ chối nhận hàng để đảm bảo theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều 52b Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.
Trường hợp mua bán 3 bên, người trung gian mua, đã thanh toán và yêu cầu người bán chuyển hàng đến Việt Nam (người nhận hàng là một trong các doanh nghiệp bị khởi tố, người đại diện theo pháp luật bị tạm giữ, cơ quan điều tra thu giữ con dấu), nhưng người gửi hàng từ chối nhận lại hàng và không hỗ trợ việc đưa hàng hoá trở lại nước xuất khẩu hàng hoá ban đầu nên họ đề nghị xuất trả qua nước thứ ba.
Từ thực tế trên, Cục Hải quan TPHCM đề xuất các phương án xử lý đối với các container chứa bột thịt, bột xương, thức ăn chăn nuôi đang được lưu giữ tại địa bàn quản lý của đơn vị. Theo đó, trường hợp người vận chuyển, người nhận hàng có yêu cầu xuất trả cho người gửi hàng thì giải quyết thủ tục xuất trả hàng theo quy định nhằm giải phóng mặt bằng bãi cảng để doanh nghiệp tiếp tục khai thác bãi cảng. Trường hợp người nhận hàng là một trong 12 doanh nghiệp đã bị khởi tố hình sự, người đại diện theo pháp luật bị tạm giữ, cơ quan điều tra thu giữ con dấu, tiếp tục thực hiện theo ý kiến của cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TPHCM, đối với những lô hàng đã được 12 doanh nghiệp tiếp nhận, mở tờ khai hải quan và đang chờ các thủ tục khác để thông quan cho lô hàng.
Về việc giải quyết thủ tục tái xuất, khai bổ sung manifest đối với những lô hàng khác không thuộc phạm vi điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TPHCM đề xuất thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan năm 2014, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn có liên quan của Tổng cục Hải quan.
Chấp nhận cho người vận chuyển, người nhận hàng có yêu cầu xuất trả hàng hoá qua nước thứ ba để tạo điều kiện giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp và giải phóng năng lực kinh doanh cho cảng Cát Lái, cảng SP-ITC.
Liên quan Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 969-01 ngày 31/8/2023 của Công an TPHCM nêu trên, ngày 25/8/2023, Công an TPHCM kiểm tra 2 lô hàng gồm 10 container bột hồng cầu heo nhập khẩu có xuất xứ từ Pháp (là mặt hàng không đủ điều kiện nhập khẩu về Việt Nam) với khối lượng 117 tấn, trị giá trên 3,2 tỷ đồng qua cảng container quốc tế SP-ITC do Công ty TNHH xuất nhập khẩu dinh dưỡng Hoàng Sa (địa chỉ phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM) đứng tên trên tờ khai hải quan nhập khẩu. Kết quả điều tra xác định hàng hóa thuộc 10 container trên là bột hồng cầu bò được sản xuất tại cơ sở sản xuất VAPRAN SAS của Pháp, được Công ty Hoàng Sa (do Trần Nguyên Bình và Đỗ Thùy Nhung làm chủ) ký hợp đồng mua bán với Công ty CERESOS PTE LTD nhập khẩu về, sau đó làm giả giấy chứng nhận kiểm dịch (H/C) của Pháp; thông đồng với cán bộ Trạm kiểm dịch động vật Cảng – Bưu điện và Chi cục Thú y vùng VI để cho ra kết quả kiểm dịch đủ điều kiện để làm thủ tục thông quan. Kết quả điều tra bước đầu xác định, ngoài Công ty Hoàng Sa, Bình và Nhung còn thành lập nhiều công ty khác để thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa này. Bằng các pháp nhân trên, Bình và Nhung nhập khẩu trái phép các sản phẩm bột hồng cầu, bột xương loài động vật nhai lại (bò, cừu...) ở các quốc gia châu Âu không được nhập vào Việt Nam (các quốc gia từng có dịch bệnh bò điên, nguy cơ dịch bệnh bò điên) về bán cho các xưởng, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. Chỉ trong 8 tháng năm 2023, Bình và Nhung nhập khẩu trót lọt hơn 77.400 tấn hàng, trị giá hơn 950 tỷ đồng. |