【tile bong đa】Hy vọng giảm lãi suất
Đã có ít nhất ba lần Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình và lãnh đạo vụ chuyên trách nhấn mạnh đến kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm thêm lãi suất cho vay trong năm 2014.
Cụ thể,ọnggiảmlãisuấtile bong đa định hướng ban đầu đưa ra: mặt bằng lãi suất sẽ tương đối ổn định; trong điều kiện cho phép, lãi suất cho vay sẽ giảm thêm khoảng 1 - 2%/năm.
“Nếu điều kiện thị trường diễn biến thuận lợi, các mức lãi suất cho vay có thể được các tổ chức tín dụng cân nhắc điều chỉnh giảm 1 - 2%/năm để hỗ trợ cho nền kinh tế. Tùy theo giá vốn đầu vào và khả năng tài chính của các ngân hàng, trần lãi suất huy động nhiều khả năng tiếp tục ổn định như hiện nay”, bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) dự tính trong một phát biểu gần đây.
Thế nào là điều kiện thị trường diễn biến thuận lợi? Các phát ngôn và thông tin từ Ngân hàng Nhà nước không nêu cụ thể. Song có thể định hình các điều kiện cơ bản như: lạm phát được kiềm chế ở mức thấp; thanh khoản hệ thống tốt và bền vững; các cân đối xoay quanh lãi suất như tỷ giá, cung tiền, tín dụng… đảm bảo tương đối cân bằng; các yếu tố ngoài chính sách tiền tệ không có nhiều đột biến (như diễn biến của thị trường vàng, chứng khoán, bất động sản…).
Nhìn chung, kỳ vọng tiếp tục giảm lãi suất cho vay bước đầu đang có những hậu thuẫn nhất định.
Lạm phát đã qua mùa cao điểm tiêu dùng trong năm. Trước và sau Tết Nguyên đán, chỉ số giá tiêu dùng đang cho xu hướng dễ chịu nhất trong nhiều năm trở lại đây. Mục tiêu kiềm chế dưới 7% bước đầu cho triển vọng khả quan.
So sánh với lợi ích của người gửi tiền, với mặt bằng lãi suất huy động hiện nay cũng như triển vọng ổn định trong năm, lạm phát được kiềm chế dưới 7% sẽ đảm bảo tương đối yêu cầu có được những mức lãi suất thực dương.
Song, lạm phát và khả năng tăng cao trở lại vẫn đang ám ảnh nguy cơ một ngọn gió thổi tới đối với ngọn đèn kỳ vọng giảm tiếp lãi suất cho vay đang thắp lên.
Một đầu mối trực tiếp nhất, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải che chắn ở sự điều tiết tín dụng, cung tiền linh hoạt và hợp lý. Trong khi đó, với dự kiến quy mô lượng trái phiếu Chính phủ phát hành trong năm nay rất lớn, đầu tư công có thể mở rộng mà hiệu quả sử dụng vốn của nó cũng là một yếu tố có liên quan đến “đầu vào” của lạm phát.
Một sự hậu thuẫn khác, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Ngân hàng Nhà nước cho biết dòng tiền sau mùa cao điểm chi trả đã trở lại hệ thống ngân hàng - một diễn biến quen thuộc những năm qua. Phản ứng rõ nét nhất là lãi suất trên thị trường liên ngân hàng liên tục giảm mạnh những ngày đầu tuần này. Trước Tết, lãi suất qua đêm lên tới khoảng 5%, nhưng tuần này đã giảm sâu xuống dưới 3% và về sát 2%/năm; các kỳ hạn khác cũng cho xu hướng giảm này.
Nhưng, bên cạnh trở ngại lạm phát có thể tăng cao trở lại, đi cùng với áp lực duy trì “lãi suất thực dương” cho người gửi tiền, cân đối giảm chi phí đầu vào để tạo điều kiện trước tiếp giảm tiếp lãi suất cho vay đầu ra hiện nay và thời gian tới là khó khăn.
Lãi suất huy động VND hiện phổ biến từ 7 - 8%/năm, cá biệt một số ngân hàng thương mại áp từ 8,5 - 9,3%/năm ở một vài kỳ hạn trên 12 tháng. Nếu lãi suất huy động tiếp tục giảm sẽ là một sự đánh động đối với lợi ích của người gửi tiền, tác động trực tiếp đến năng lực huy động và thanh khoản hệ thống. Thêm nữa, lãi suất VND giảm thêm, chênh lệch so với lãi suất USD càng thu hẹp, sức hấp dẫn của VND yếu đi có thể tác động bất lợi tới tỷ giá.
Như vậy, nếu giảm lãi suất huy động để tạo điều kiện trực tiếp giảm lãi suất cho vay, sức hút huy động vốn và vấn đề thành khoản, chênh lệch lãi suất “đồng - đô” bất lợi cho yêu cầu giữ ổn định tỷ giá sẽ là một ngọn gió thổi tới cần tính đến.
Thời gian qua và hiện nay, hệ thống các tổ chức tín dụng ở trong trạng thái dư vốn, khó đẩy mạnh cho vay. Tuy nhiên, nguồn năng lượng có vẻ dư thừa này lại được giải phóng ở một kênh khá lớn là trái phiếu Chính phủ. Dự kiến khoảng 170 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ phát hành năm nay, thậm chí có thể còn lớn hơn, sẽ là một sự chia sẻ đáng chú ý, và cũng là một điểm hạn chế đối với kỳ vọng giảm tiếp lãi suất.
Thứ nhất, tại các hội thảo chuyên đề cuối 2013 đầu 2014, nhiều chuyên gia đều chung nhận định rằng, với quy mô phát hành rất lớn phục vụ cho các cân đối, cung trái phiếu nhiều, để bán được thì phải chào mức lãi suất hấp dẫn. Thậm chí có chuyên gia cảnh báo lãi suất trái phiếu có thể phá vỡ mặt bằng chung.
Thứ hai, lượng lớn trái phiếu Chính phủ dự kiến phát hành năm nay còn là một sự chèn lấn đáng chú ý. Thay vì dư vốn và dồn cho vay ra, lãi suất có thể giảm để kích thích nhu cầu, thì các ngân hàng lại có lối thoát ở kênh trái phiếu nên bớt áp lực giảm lãi suất cho vay kích thích nhu cầu.
Ngay cả khi các ngọn gió trên được che chắn, được chặn từ những gốc hình thành hoặc nó không hình thành vì các điều kiện thị trường thuận lợi, thì ngọn đèn hy vọng giảm tiếp lãi suất cho vay có thực sự sáng hay không còn tùy thuộc vào một yếu tố rất quan trọng: “sự hợp tác” của các ngân hàng thương mại.
Hai năm qua, bên cạnh sự chủ động điều tiết trực tiếp, nhiều lần Ngân hàng Nhà nước chủ trương và kêu gọi các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay, nhất là với các khoản nợ cũ. Thực tế qua các lần kêu gọi đều là yếu tố thời gian, hay có sự trì hoãn nhất định.
Các ngân hàng cũng là doanh nghiệp, họ cũng chịu áp lực lợi nhuận. Áp lực càng lớn hơn khi tỷ lệ lãi biên, hay chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra ngày càng hẹp đi.
Năm 2013 đã có nhiều tranh luận về mức chênh lệch lãi suất bình quân mà các ngân hàng thu được. Phía nhà quản lý và ngân hàng thương mại cho rằng, thực tế mức chênh lệch bình quân sau khi trừ đi các chi phí chỉ còn khoảng 1,8 - 2,5%/năm. Nếu vậy, trong kịch bản lãi suất huy động vẫn ổn định, khả năng giảm tiếp lãi suất cho vay năm nay là rất khó, ngoại trừ các ngân hàng thương mại thực sự chia sẻ và chấp nhận mức chênh lệch trên tiếp tục co hẹp, lợi nhuận kém đi.
Còn nếu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kêu gọi hoặc thúc ép, các ngân hàng thương mại có thể “đành” theo, hoặc họ có thể ngầm nói: “Tôi làm việc với anh, chứ không phải làm việc cho anh!”.
Chính Trung