【ltdb】Trùng sổ bảo hiểm xã hội xử lý như thế nào?

Trả lời: Theổbảohiểmxatildehộixửlyacutenhưthếltdbo khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013, người lao động ký hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất; đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.

Tuy nhiên, khi làm cùng lúc cho nhiều doanh nghiệp sẽ không tránh khỏi việc đóng trùng bảo hiểm giữa các doanh nghiệp đang làm. Việc đóng trùng BHXH là nguyên nhân khiến cơ quan BHXH từ chối giải quyết các chế độ hưởng của người lao động, đồng thời cũng gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN cho người lao động khi họ nghỉ việc.

Trường hợp người lao động tham gia BHXH có thời gian bị trùng nhau thì phải làm thủ tục giảm trùng bằng cách gộp các sổ BHXH.

Căn cứ Quyết định số 896/QĐ-BHXH năm 2021, thủ tục gộp các sổ BHXH do đóng trùng có thể được thực hiện thông qua doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc hoặc người lao động tự mình thực hiện thủ tục.

Trường hợp đang làm việc, người lao động thực hiện thủ tục gộp sổ thông qua doanh nghiệp. Cơ quan BHXH tiếp nhận thủ tục gộp sổ và giải quyết là nơi đang đóng bảo hiểm. Trường hợp đã nghỉ việc, người lao động tự thực hiện thủ tục gộp sổ tại cơ quan BHXH nơi mình đang đóng cư trú (thường trú hoặc tạm trú).

Khi thực hiện thủ tục gộp sổ BHXH do đóng trùng, người lao động sẽ được cơ quan BHXH hoàn trả số tiền đóng trùng theo điểm 3.1 khoản 3 Điều 43 Quyết định số 595/QĐ-BHXH năm 2017, sửa đổi bởi Quyết định số 505/QĐ-BHXH năm 2020. Cụ thể: Trường hợp 1 người có từ 2 sổ BHXH trở lên, có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi.