Lãi suất giảm,ãisuấtchovaybấtđộngsảngiảmkỳvọngphábăngthịtrườcác nhà cái thị trường vẫn trầm lắng
Ngày 16/6/2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có thông báo về việc giảm lãi suất điều hành, cụ thể lãi suất cho vay qua đêm bằng hình thức thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong khoản thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng giảm 0,5% xuống còn 5%/năm, lãi suất tái cấp vốn giảm xuống còn 4,5%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm xuống còn 3%/năm.
Lãi suất cho vay bất động sản giảm, kỳ vọng “phá băng” thị trường. Ảnh: Văn Nam. |
Đây là lần thứ 4 liên tiếp NHNN đã đưa ra chính sách giảm lãi suất. Động thái giảm lãi suất điều hành trước đó từng đưa ra vào hồi tháng 3, sau đó đến tháng 4 và cuối tháng 5. Sau động thái giảm lãi suất điều hành, nhiều ngân hàng bắt đầu tung ra gói vay mua bất động sản (BĐS) thấp.
BIDV triển khai chương trình cho vay nhà ở thương mại 20.000 tỷ đồng Từ ngày 15/6/2023, BIDV triển khai chương trình cho vay nhà ở thương mại với quy mô 20.000 tỷ đồng, lãi suất từ 8,5%/năm đối với chủ đầu tư và từ 7,8%/năm đối với người mua nhà, áp dụng đến hết ngày 31/12/2024, hoặc đến khi hết quy mô của gói tín dụng. |
Theo NHNN, tính đến giữa tháng 6/2023, lãi suất tiền gửi bình quân các giao dịch phát sinh mới của các ngân hàng thương mại là 5,7%/năm, giảm khoảng 0,7%/năm; lãi suất cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới là 8,9%/năm, giảm khoảng 1%/năm so với cuối năm 2022. Tác động của chính sách có độ trễ, nên mặt bằng lãi suất được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Bên với đó, các giải pháp quyết liệt của Chính phủ những tháng đầu năm nhằm tháo gỡ những vướng mắc pháp lý, cùng với việc hạ lãi suất có thể coi là một trong những động thái nhằm làm “ấm” hơn thị trường BĐS. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ giao dịch các sản phẩm BĐS vẫn chưa đủ sức giúp thị trường phục hồi.
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, giá giao dịch các phân khúc từ đất nền, chung cư, nhà ở riêng lẻ trong 6 tháng đầu năm đều có xu hướng giảm so với cùng kỳ. Trong đó, chung cư giảm từ 2-6%, giá nhà ở riêng lẻ giảm từ 6-10% và đất nền giảm trên 11%.
Cả nước có 187.000 giao dịch thành công, giảm 63,87%, trong đó số lượng giao dịch nhà ở chung cư và nhà ở riêng lẻ giảm đến 59,31% so với 6 tháng cuối năm 2022. Như vậy có thể thấy, thị trường BĐS hiện “sức khoẻ” vẫn còn yếu khi nguồn cung hạn chế, giao dịch giảm mạnh, giá ở hầu hết các phân khúc đều giảm, nhất là đất nền.
Phân khúc cho người có nhu cầu ở thực sẽ được quan tâm giải ngân
Đánh giá thị trường BĐS thời gian tới, ông Nguyễn Hồng Chung - Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ BĐS Hà Nội cho rằng, tín dụng trong BĐS là yếu tố quan trọng tác động đến thanh khoản của thị trường. Thời gian gần đây, việc các ngân hàng thương mại hạ lãi suất mang lại tín hiệu tích cực cho thị trường, đặc biệt trong vấn đề kích cầu thị trường ấm lên và tạo đòn bẩy để thị trường BĐS phát triển.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường hiện nay, dù hạ lãi suất, nhưng các tổ chức tín dụng sẽ quan tâm đến những dự án khả thi cao và có tính hấp thụ lớn. Cụ thể, dự án ở phân khúc dành cho người có nhu cầu thực sự và phân khúc nhà ở xã hội.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ giao dịch các sản phẩm BĐS vẫn chưa đủ sức giúp thị trường phục hồi. Ảnh: Văn Nam. |
Ngoài yếu tố tín dụng ra, theo ông Chung, thị trường BĐS còn chịu chi phối của các yếu tố khác như mức độ hấp thụ của thị trường, đặc biệt niềm tin của thị trường. Khi cơ quan quản lý kiềm chế tốt lạm phát, việc giảm lãi suất sẽ tác động đến nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS nói riêng.
"Thời gian tới, những dự án hướng tới phân khúc nhà dành cho người có nhu cầu ở thực sẽ được quan tâm giải ngân hơn. Bởi ngân hàng cũng tính toán đến tính khả thi thu hồi vốn. Thị trường hiện nay không nằm ở việc thiếu nguồn cung tiền, mà mua ở phân khúc nào, với giá ra sao”- ông Chung nhận định.
Các chuyên gia cho rằng, khi room tín dụng được mở lại một cách thoải mái, lãi suất cho vay ở mức hợp lý, dự báo thị trường BĐS sẽ dần hồi phục từ cuối năm 2023. |
Còn theo ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, nguyên nhân cơ bản hiện nay khiến cầu sụt giảm mạnh là do nguồn cung không phù hợp nhu cầu của đại đa số người dân, giá bất động sản còn cao và tâm lý nhà đầu tư rất bi quan.
Chính phủ rất đúng khi tập trung phát triển nhà ở xã hội, sản phẩm này ra sẽ hấp thụ nhanh vì đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người dân, sẽ kéo theo phát triển các hoạt động khác. Mặc dù chủ trương đúng nhưng còn vướng về chính sách, vì đầu tư nhà ở xã hội vẫn phải đảm bảo được lợi nhuận.
“Do đó, các cấp, các ngành cần thay đổi quan điểm, tránh tư duy xin cho khi phát triển nhà ở xã hội và cần có cơ chế tháo gỡ mạnh hơn, để các nhà đầu tư mạnh dạn tham gia phát triển nhà ở xã hội” - ông Đính khuyến nghị.