【bảng xếp hạng các câu lạc bộ châu âu】Sẽ phạt nặng các vi phạm trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu

xang dau

Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi không niêm yết giá bán lẻ xăng dầu. Ảnh: T.U

Đây là những nội dung cơ bản trong dự thảo nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí,ẽphạtnặngcácviphạmtronglĩnhvựcdầukhíkinhdoanhxăngdầbảng xếp hạng các câu lạc bộ châu âu kinh doanh xăng dầu và khí, thay thế Nghị định số 67/2017/NĐ-CP, đang được Bộ Công thương chủ trì soạn thảo.

Theo dự thảo, phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 600 triệu đồng đối với hành vi giữ lại diện tích phát hiện khí có khả năng thương mại khi chưa được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất chính dưới 100 triệu đồng.

Phạt tiền từ 600 triệu đồng đến 800 triệu đồng đối với hành vi tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí khi hợp đồng dầu khí chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất chính dưới 100 triệu đồng.

Phạt tiền từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với hành vi tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí tại khu vực Nhà nước tuyên bố cấm hoặc tạm thời cấm mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất chính dưới 100 triệu đồng.

Phạt tiền từ 1,8 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng đối với hành vi xâm phạm vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò dầu khí mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất chính dưới 100 triệu đồng.

Đối với hành vi vi phạm quy định về niêm yết giá và giá bán lẻ xăng dầu, dự thảo đề xuất: Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi không niêm yết giá bán lẻ xăng dầu hoặc niêm yết giá bán lẻ xăng dầu không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi niêm yết giá bán lẻ xăng dầu không đúng với giá do thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định.

Bên cạnh đó còn có hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu từ 1 tháng đến 3 tháng đối với hành vi vi phạm quy định. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Ngoài ra, đối với hành vi vi phạm quy định về quy trình điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, dự thảo của Bộ Công thương đề xuất phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về kê khai giá hoặc đăng ký giá bán xăng dầu trong nước với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với hành vi không thông báo hoặc không gửi quyết định về giá bán lẻ xăng dầu cho các đơn vị trong hệ thống phân phối xăng dầu trước thời điểm giá có hiệu lực thi hành khi điều chỉnh tăng, giảm giá bán lẻ xăng dầu.

Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 120 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về trình tự điều chỉnh giá hoặc không thực hiện đúng quy định về thời gian tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh giá liên tiếp khi điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu./.

Tố Uyên