【kết quả giải malaysia】Đường ray hơn 100 năm dỡ từ cầu sắt Phú Long bị bán phế liệu
TTO - Những đoạn đường ray này được nhóm công nhân thi công tháo dỡ cầu Phú Long tìm thấy sau khi đục lớp nhựa đường ở đầu cầu phía thị xã Thuận An,ĐườngrayhơnnămdỡtừcầusắtPhLongbịbnphếliệkết quả giải malaysia tỉnh Bình Dương.
Nhà khảo cổ học trẻ Lê Hoàng Quốc ở nơi tháo dỡ cầu Phú Long - Ảnh: LÊ TỨ
Do không biết đây là các đoạn đường ray cổ nên nhóm công nhân tháo dỡ xong và vứt lăn lóc tại chỗ thi công như những thanh sắt bình thường.
Nhà khảo cổ học trẻ Lê Hoàng Quốc phát hiện dấu ấn lịch sử trên các đoạn đường ray sắt khi xuống chụp ảnh làm tư liệu về cây cầu Phú Long hơn 100 năm tuổi này. Đây là những đoạn đường ray làm từ năm 1913, ghi dấu kỹ thuật làm đường sắt của Pháp thời kỳ đầu tại Việt Nam.
Trên những đoạn đường ray còn khá nguyên vẹn này còn lưu rõ các dòng chữ bằng tiếng Pháp. Theo các chuyên viên khảo cổ, đây là những hiện vật có giá trị rất lớn về mặt lịch sử.
Đường ray này có khổ 1m, đồng thời vẫn còn lưu dấu tên nhà sản xuất của Pháp H. Wendel vốn có nhà máy luyện kim tại vùng đông bắc nước Pháp do Henri Paul François de Wendel mở vào năm 1704.
"Đây là một trong những hiện vật quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử công nghiệp - giao thông ở Nam Kỳ, đặc biệt là quá trình khai thác thuộc địa của Pháp, bởi có thể đây là những đoạn đường ray cuối cùng của tuyến đường sắt cao su Sài Gòn - Lộc Ninh" - anh Quốc nói.
Có điều, các đoạn đường ray trăm tuổi trên đã bị đưa đi bán phế liệu và các bên liên quan đang tìm cách thu hồi.
Theo LÊ TỨ - Tuổi trẻ Online