VIC quay đầu,ảnphụchồikhốingoạilạibánngàntỷnhan dinh bd y VN-Index chịu sức ép
Tiếp nối đà tăng tâm lý khá mạnh phiên đầu tuần, thị trường hôm nay có thêm lực đỡ mới từ diễn biến tăng đồng loạt hơn 1% của các chỉ số chứng khoán Mỹ đêm qua. Trong phiên giao dịch của VIệt Nam, giá các hợp đồng tương lai của các chỉ số này vẫn tiếp tục tăng trên 1% nữa, hứa hẹn phiên tối nay sẽ giữ được đà đi lên.
Tâm lý chung của nhà đầu tư hiện tại là lo ngại những ảnh hưởng bất trắc từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra từ đêm nay (giờ Việt Nam). Thế nhưng nếu chứng khoán Mỹ còn không thể hiện lo lắng đó thì cớ gì thị trường Việt Nam lại lo ngại?
Mặc dù vậy thị trường hôm nay đã không thể tăng mạnh được mà có tín hiệu suy yếu. VN-Index đóng cửa vẫn tăng 0,19% so với tham chiếu hay có được 1,73 điểm, nhưng rõ ràng là mức tăng quá yếu. Mặt khác, tỷ lệ cổ phiếu tăng/giảm cũng kém đi nhiều. Phiên này cứ 1 mã giảm chỉ còn 1,71 mã tăng (hôm qua là 1:2,42).
Lý do quan trọng là đà đi lên của nhóm cổ phiếu dẫn dắt không thật sự đáng tin cậy về sức mạnh. VCB, CTG hôm qua vừa tăng rực rỡ, hôm nay quay đầu giảm 0,93% và 0,66%. BID, TCB, MBB, STB vẫn tăng khá tốt hơn 1%, nhưng xét về quy mô vốn thì kém xa hai cổ phiếu nói trên.
Trụ lớn nhất thị trường là VIC cũng quay đầu giảm quá mạnh tới 1,97% ảnh hưởng nghiêm trọng tới VN-Index. Riêng mã này đã khiến chỉ số bốc hơi tới 2 điểm. VIC lao dốc sau nhịp T+3 tăng hơn 6%. VHM cũng giảm nhẹ 0,13% so với tham chiếu.
Phiên tăng mạnh hôm qua chủ yếu đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, trong đó bộ ba VCB, BID và CTG là chủ đạo. Nhóm cổ phiếu lớn còn lại như VIC, VHM, VNM, GAS, SAB đều không có tác dụng. Do đó khi nhà đầu tư thực hiện chốt lời nhanh tạo sự phân hóa trong nhóm ngân hàng, lập tức VN-Index bị hãm đà tăng đáng kể.
Mặc dù có thể đổ lỗi cho nhóm vốn hóa lớn không kéo chỉ số mạnh hơn, nhưng lực chốt lời cũng xuất hiện khá rộng ở các mã còn lại. Bằng chứng là số lượng cổ phiếu tăng giá đã ít đi so với hôm qua, nhiều mã quay đầu sang phía giảm. Hôm qua chỉ số Midcap đại diện nhóm vốn hóa trung bình sàn HSX cũng tăng 1,3%, hôm nay chỉ còn tăng 0,9%. Nhóm vốn hóa nhỏ hôm qua tăng 1,05%, hôm nay còn tăng 0,7%.
Tâm lý đánh nhanh rút gọn
Hiện tượng phân hóa đà tăng là điều thường thấy ở các nhịp phục hồi ngắn khi nhà đầu tư bắt đáy sớm bắt đầu có lãi và chốt ngay. Phiên này thanh khoản gia tăng đáng kể với tổng giá trị giao dịch hai sàn tăng 21,2% so với phiên đầu tuần và giá trị khớp lệnh tăng 27,2%.
Tuy thanh khoản tăng nhưng cổ phiếu không tăng được mạnh mẽ. Sàn HSX chỉ có hơn 100 mã đạt mức tăng hơn 1%, trong khi phiên trước số lượng nhiều gấp rưỡi. Cổ phiếu tăng kịch trần có thanh khoản tốt chỉ còn PDR, GEG, DGW.
Tâm lý đánh nhanh rút gọn là yếu tố thường thấy ở các nhịp giảm xuất hiện cầu bắt đáy. Thị trường hiện vẫn đang trong nhịp điều chỉnh ngắn hạn sau khi VN-Index không vượt qua được mốc 970 điểm và quay đầu giảm. Các yếu tố hỗ trợ thị trường tăng đã trở nên cũ và nguy cơ điều chỉnh là hiện hữu. Trong xu hướng giảm, thị trường vẫn có các nhịp tăng ngắn và nhà đầu tư bắt đáy chịu rủi ro rất cao. Vì vậy chiến lược giao dịch nhanh được áp dụng triệt để nhằm bảo toàn lợi nhuận.
Chỉ riêng có nhà đầu tư nước ngoài duy trì trạng thái bán ròng ổn định kéo dài suốt từ tháng 10 tới nay. Phiên này cổ phiếu sàn HSX lại bị bán ra tới 1.040,4 tỷ đồng tính theo giá trị. Mức bán ròng khoảng 653,5 tỷ đồng. Mới có 2 phiên của tuần này mà mức bán ròng đã lên tới gần 1.165 tỷ đồng là con số khổng lồ. Cả 5 phiên tuần trước, mức bán ròng cổ phiếu HSX cũng chỉ là 2.017 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ra chủ đạo là các blue-chips như MSN, HPG, VRE, HDB, VNM, POW, GAS, VPB, CTG, STB nên sức ép sẽ ảnh hưởng để đà tăng của giá. Các cổ phiếu này đều có tác động mạnh lên chỉ số VN-Index nên nếu lực bán kiềm chế đà tăng, chỉ số cũng sẽ bị ảnh hưởng.
HSX | HNX | ||
Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh |
5.852 tỷ đồng (+26%) | 302,8 triệu (+11%) | 484 tỷ đồng (+48%) | 36,5 triệu (+21%) |
Khánh Nhi