【đội tuyển romania】Phải mạnh tay mới đẩy lùi được vấn nạn xăng dầu giả
Bán lẻ tiềm ẩn nguy cơ gian lận lớn nhất
Phát biểu tại tọa đàm,ảimạnhtaymớiđẩylùiđượcvấnnạnxăngdầugiảđội tuyển romania ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT - Bộ Công thương) đánh giá, trong thời gian qua, tình trạng gian lận trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu vẫn diễn biến khá phức tạp. Ngày càng nhiều đường dây sản xuất, buôn bán xăng kém chất lượng, xăng không rõ nguồn gốc bị phát hiện với quy mô lớn. Điển hình, trong năm nay, lực lượng chức năng đã triệt phá đường dây pha chế xăng giả tạo A95 và E5 trên thị trường của Trịnh Sướng (Đắk Nông) - vụ việc gây rúng động thị trường xăng dầu trong nước.
Theo thống kê của Tổng cục QLTT, từ năm 2018 đến nay cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử lý khoảng 5.000 vụ việc, tước quyền sử dụng 37 giấy phép kinh doanh xăng dầu. Đặc biệt từ đầu năm đến nay, lực lượng QLTT đã chỉ đạo các đơn vị địa phương mở nhiều đợt kiểm tra cao điểm thị trường xăng dầu. Đồng thời, Tổng cục QLTT đã phối hợp với một số cơ quan chức năng đi kiểm tra một số tỉnh, thành phố trong cả nước để đánh giá chất lượng xăng dầu trên thị trường. Kết quả kiểm tra thấy, có tới 50% số mẫu xăng RON 95 ở một số cửa hàng không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật được phép lưu thông trên thị trường.
"Các hành vi vi phạm chủ yếu là bán xăng dầu kém chất lượng qua hệ thống; kinh doanh xăng dầu khi giấy chứng nhận đã hết hiệu lực, hoặc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện. Bán xăng dầu có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, xăng dầu nhập lậu, tác động đến phương tiện đo để làm sai lệch, buôn lậu bất chính… nhất là tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Trung Bộ và một số tỉnh phía Bắc" - ông Linh chia sẻ thêm.
Chia sẻ tại tọa đàm, ông Nguyễn Anh Toàn - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) nhận định, bán lẻ là khâu tiềm ẩn nguy cơ gian lận xăng dầu lớn nhất. Đặc biệt là thị trường vùng sâu, vùng xa, vùng núi, nông thôn… xác suất gian lận rất cao. Thời gian gần đây, ở miền Tây Nam Bộ nổi lên vấn đề nhức nhối là nạn buôn bán xăng dầu giả, kém chất lượng. Cửa hàng xăng dầu mọc lên nhiều và cạnh tranh chủ yếu bằng gian lận. Đây là thách thức lớn mà các doanh nghiệp xăng dầu kinh doanh chân chính đang phải đối mặt.
Sắp có chế tài xử lý mạnh tay hơn
Ông Trần Quốc Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý sản phẩm hàng hóa (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, kinh doanh xăng dầu được xếp vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện và nước ta cũng đã có quy định chặt chẽ về nhập khẩu và kinh doanh mặt hàng nhạy cảm này. Theo quy định việc nhập khẩu xăng dầu chính ngạch, xăng dầu sản xuất trong nước phải đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia mới được lưu thông trên thị trường. "Xăng dầu phải đảm bảo chất lượng trong suốt quá trình nhập khẩu, đưa lưu kho… với sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý" - ông Tuấn cho biết thêm.
Đại diện PV Oil chia sẻ thêm, doanh nghiệp này thực hiện giám sát quản lý cửa hàng chặt chẽ, có quy trình từng khâu, lấy mẫu, kiểm định chất lượng, tự kiểm tra tại cửa hàng, lưu mẫu đầy đủ với mục đích là khi có rủi ro thì phân định trách nhiệm.
Ý kiến các chuyên gia tại tọa đàm đánh giá việc gian lận trong kinh doanh xăng dầu, nhất là pha chế, tiêu thụ xăng giả, xăng kém chất lượng đã gây ra thiệt hại kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đối với các doanh nghiệp làm ăn chân chính, đối với người tiêu dùng, gây thất thu không nhỏ cho ngân sách nhà nước và hủy hoại môi trường. Do đó, vấn đề minh bạch xuất xứ và siết chặt quản lý chất lượng xăng dầu ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Để ngăn chặn tình trạng này, cần phải có biện pháp xử lý mạnh tay hơn nữa, đặc biệt phải nâng cao tính răn đe bằng việc xử lý hình sự với các tình tiết tăng nặng.
Về vấn đề này, lãnh đạo Tổng cục QLTT cho hay, vừa qua cơ quan này đã trình Bộ Công thương và bộ đã trình Chính phủ dự thảo nghị định thay thế Nghị định 67/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
"Trong dự thảo nghị định, Tổng cục QLTT đề xuất nâng cao các mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu để góp phần hạn chế, đẩy lùi tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại trong lĩnh vực này" - ông Linh nhấn mạnh.
Vấn đề minh bạch xuất xứ và siết chặt quản lý chất lượng xăng dầu ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Để ngăn chặn tình trạng này, cần phải có biện pháp xử lý mạnh tay hơn nữa, đặc biệt phải nâng cao tính răn đe bằng việc xử lý hình sự với các tình tiết tăng nặng. |
Tố Uyên