Giải trình ý kiến các ĐBQH tại phiên thảo luận tình hình kinh tế xã hội chiều nay (4/11),ộtrưởngCôngThươnghứaquảnlýtốtthủyđiệngiảmtácđộngthiêkqbd canada liên quan đến phát triển thủy điện gắn với bảo vệ môi trường, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, hiện có 429 đập và công trình thủy điện, trữ nước 56 tỷ m3, công suất 20.000 MW, chiếm 37% nguồn năng lượng.
Từ năm 2016 không có thủy điện nhỏ nào chiếm đất rừng tự nhiên
Theo ông, việc khai thác thủy điện có mặt tích cực hay hạn chế còn tùy thuộc vào quản lý, chính sách. Thủy điện đóng góp nguồn điện, phát triển KTXH, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, có vai trò tích nước cắt giảm và điều tiết lũ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Công Thương cũng không phủ nhận tác động tiêu cực của thủy điện về môi trường, đất, nước, khí hậu, đời sống dân sinh.
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh giải trình chiều nay. |
“Việc tác động dòng chảy, đất, nguồn lợi thủy sản, tài nguyên là vấn đề. Cũng có chuyện thủy điện chiếm đất rừng tự nhiên, ảnh hưởng rừng đầu nguồn và chức năng của rừng trong phòng chống lũ bão”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Tư lệnh ngành Công Thương nhấn mạnh vấn đề thủy điện được Quốc hội quan tâm đặc biệt, đưa vào chuyên đề giám sát. Hàng năm, có quản lý kiểm tra đầy đủ về độ an toàn hồ đập, vận hành hệ thống, tham gia phòng chống thiên tai, phân cấp quản lý địa phương.
Trả lời ý kiến của ĐBQH liên quan đến việc kiểm soát thủy điện để không cho phép xâm lấn rừng, Bộ trưởng Công Thương khẳng định, từ 2016 tuyệt đối không bổ sung bất cứ thủy điện nhỏ nào chiếm đất rừng tự nhiên.
Diện tích chiếm dụng đất của dự án đã giảm, quy định là không vượt quá 10 ha/1MW nhưng thực tế chiếm dụng chỉ 1,9 ha/1MW. Điều này cho thấy thực thi chính sách chặt chẽ.
Đến nay đã đưa ra khỏi quy hoạch 472 dự án và 8 dự án thủy điện bậc thang, 213 dự án tiềm năng cũng được đưa ra khỏi quy hoạch.
Tham khảo thêm