TheạnglướichấpnhậnthẻthanhtoánởViệtNammớiđạtnhucầuthựctếkèo mallorcao thống kê mới của Vụ Thanh toán thuộc Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2022, các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là các dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiếp tục nở rộ. Tuy nhiên dưới góc độ của Hiệp hội Ngân hàng, ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Chủ tịch Chi hội thẻ, Hiệp hội Ngân hàng (kiêm Phó Tổng Giám đốc Sacombank) cũng chia sẻ nhiều thực trạng hạn chế và giải pháp cần thực hiện.
Ông Nguyễn Minh Tâm cho biết: "Tuy phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã đạt được những thành tựu to lớn, nhưng sự bùng nổ này vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị. Khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa với nhiều dư địa vẫn còn đang bỏ ngỏ, hơn 90% giao dịch tại đây vẫn là giao dịch tiền mặt và người dân không có ATM để rút tiền khi cần, không có máy chấp nhận thẻ để giao dịch. Không nhiều ngân hàng mạnh tay đầu tư cho hạ tầng chấp nhận thẻ, vì chi phí cao, lợi nhuận biên lại thấp".
Hiện dân số Việt Nam đạt gần 100 triệu dân, nhưng tỷ lệ máy POS, mPOS chỉ có hơn 400.000 máy; con số này cho thấy sự phát triển còn rất hạn chế của mạng lưới chấp nhận thẻ, chỉ phục vụ được 30% nhu cầu thực tế so với tổng nhu cầu của cả nước lên đến 1,2 triệu thiết bị. Ngoài ra, việc thay đổi tập quán sử dụng tiền mặt cũng gặp nhiều khó khăn, khi người dân vẫn còn nghi ngại tính an toàn của các công nghệ mới vì tình hình gian lận trong thanh toán điện tử ngày càng gia tăng và tinh vi hơn.
Theo nghiên cứu của tổ chức thẻ Mastercard được Báo điện tử Chính phủ trích dẫn, gần 80% người dùng sẵn lòng sử dụng công nghệ thanh toán mới nếu nhận thấy chúng an toàn.
Để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, ông Nguyễn Minh Tâm cho rằng, việc chung tay là vô cùng cần thiết. Các ngân hàng, công ty tài chính cần quan tâm nhiều hơn việc đầu tư, mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ tại khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa để người dân có nơi để sử dụng; xây dựng nhiều hơn các hoạt động trải nghiệm phương thức thanh toán mới, khuyến mãi hấp dẫn để thu hút sự quan tâm, chú ý của cộng đồng.
Các đơn vị hành chính công cũng cần quyết liệt hơn trong công tác ứng dụng công nghệ thanh toán không tiền mặt, sẵn lòng chia sẻ phí để tạo động lực cho các ngân hàng trong công tác phát triển hệ sinh thái thanh toán.
"Quan trọng là cần hoàn thiện thêm hành lang pháp lý, cơ chế kiểm soát rủi ro, đặc biệt là ban hành các văn bản hướng dẫn chia sẻ dữ liệu ngành, tiêu chuẩn về Open API để mở ra tương lai mới cho ngành ngân hàng, đó là hệ sinh thái ngân hàng mở (Open Banking)", ông Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh.
Anh Hào