PV:Ông có thể đánh giá khái quát về kết quả đáng ghi nhận của các FTA thế hệ mới,ựcthicáchiệpđịnhthươngmạitựdoXunglựcmớichoxuấtkhẩuhànghóacủaViệsoi kèo leipzig hôm nay đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam phục hồi sau đại dịch Covid-19?
Ông Lê Chung Khanh:Hiện tại, với 15 FTA đã ký kết, Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia nhiều FTA trên thế giới và là một trong số ít nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương thực hiện 3 FTA thế hệ mới, gồm: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), FTA Việt Nam - EU (EVFTA) và Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA). Thành quả này đã mang lại tiếng vang lớn cho Việt Nam, tạo ra nền tảng quan trọng cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và động lực phát triển kinh tế - xã hội toàn diện của đất nước.
Ông Lê Chung Khanh |
Cụ thể, kể từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ ngày 14/1/2019, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường các nước thành viên CPTPP liên tục ghi nhận sự gia tăng qua các năm. Trong năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP đạt khoảng 45,7 tỷ USD, tăng khoảng 18,1% so với năm 2020. Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ các nước thành viên CPTPP đạt khoảng 45,5 tỷ USD, tăng khoảng 37,6%.
Nếu xét riêng đối với 4 thị trường là thành viên CPTPP tại châu Mỹ, năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam đều đạt mức tăng trưởng cao, với kim ngạch khoảng 13,7 tỷ USD, tăng khoảng 31,2% so với năm 2020. Đây là mức tăng trưởng đáng khích lệ, đặc biệt trong bối cảnh nước ta bị ảnh hưởng nặng nề của Covid-19 trong quý III/2021. Thặng dư thương mại của Việt Nam với nhóm nước này lên đến khoảng 10,39 tỷ USD, góp phần tích cực trong việc cân đối cán cân thương mại của Việt Nam.
PV:Với sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của hàng Việt Nam tại những thị trường lớn có yêu cầu cao như khu vực CPTPP, EU…, theo ông, đâu là thuận lợi mà doanh nghiệp Việt Nam đã và đang tận dụng được?
Ông Lê Chung Khanh: Theo tôi thuận lợi đầu tiên là nhờ các FTA, các doanh nghiệp Việt Nam đã dần có điều kiện tiếp cận thị trường nhiều quốc gia trên thế giới (ví dụ như các nước châu Âu, châu Mỹ) với mức thuế quan gần như bằng 0.
Việc các thị trường lớn như Nhật Bản, Canada hay các nước EU giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của Việt Nam đã tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu.
Cụ thể, năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 680 tỷ USD, tăng trưởng 19%. Đây là mức tăng trưởng hết sức ấn tượng, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 có tác động sâu sắc đến hoạt động kinh tế thế giới. Đối với các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của ta như nông, thủy sản, điện, điện tử, về cơ bản, các mặt hàng này đều được xóa bỏ thuế ngay khi một số FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA có hiệu lực, đó là lợi thế vô cùng lớn đối với hàng xuất khẩu của ta sang thị trường nước ngoài.
Việc có quan hệ FTA với các nước cũng đã tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam khai thác các thị trường mới, chưa từng có FTA trước đây như Canada, Mexico, Peru. Với các FTA, doanh nghiệp Việt Nam đã chinh phục vùng đất mới xa hơn mà trước đây tưởng chừng như rất khó khăn mới có thể tiếp cận được, chủ yếu do các yếu tố về địa lý.
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng ấn tượng sau khi các hiệp định thương mại tự do được ký kết. |
Minh chứng là kể từ khi CPTPP có hiệu lực tháng 1/2019, chúng ta chứng kiến tăng trưởng nhảy vọt của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP, đặc biệt ở khu vực châu Mỹ. Trong đó, xuất khẩu sang Canada năm 2021 đạt 5,3 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm 2020 và tăng 75% so với thời điểm trước khi hiệp định có hiệu lực. Hay như đối với Mexico, năm 2021, xuất khẩu sang thị trường này đã có bước nhảy vọt, đạt 4,6 tỷ USD, tăng trưởng trên 100% so với thời điểm trước khi hiệp định có hiệu lực.
PV: Thời gian tới, Bộ Công thương có những hoạt động thiết thực nào để hỗ trợ các địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp trong việc tiếp cận và thâm nhập vào thị trường các quốc gia thuộc các FTA thế hệ mới đã ký kết, thưa ông?
Ông Lê Chung Khanh: Với vai trò là cơ quan đầu mối điều phối thực thi các FTA thế hệ mới, trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm giúp cho các địa phương, hiệp hội ngành hàng và đặc biệt là các doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường các nước mà Việt Nam đã ký kết.
Theo đó, Bộ Công thương sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động phổ biến, tuyên truyền với các phương thức tiếp cận đa dạng, đồng thời đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và kết nối với các hệ thống phân phối nước ngoài. Trong đó, hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, phát triển mẫu mã sản phẩm, xây dựng thương hiệu hàng hóa xuất khẩu phù hợp với yêu cầu của các hệ thống phân phối nước ngoài.
Bộ Công thương cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành cũng như hệ thống Thương vụ của Việt Nam tại nước ngoài trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu, phòng tránh rủi ro, bất lợi và các tranh chấp có thể phát sinh khi xuất khẩu sang nước ngoài.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin liên quan trên Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam tại địa chỉ http://fta.moit.gov.vn/), để tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA mà Việt Nam đã tham gia.
PV: Xin cảm ơn ông!
Đẩy mạnh các hoạt động đàm phán, đa dạng thị trường xuất khẩu Bộ Công thương cho biết, không chỉ dừng lại ở các FTA đã ký kết, trong thời gian tới, sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hàng hóa thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa phương với các thị trường, khu vực thị trường trọng điểm, nhiều tiềm năng mà chúng ta chưa có quan hệ FTA trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối đa của Việt Nam. |