【phạt góc là gì】Alan Turing
Alan Turing. |
Ông được xem là cha đẻ của máy tính điện tử hiện đại và là người anh hùng thầm lặng,phạt góc là gì đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng của phe Đồng minh khi giải mã thành công những thông tin mật của phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.
Trong những năm đầu của Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, quân đội phát xít Đức liên tiếp thắng trận trên biển. Một trong những chìa khóa giúp quân Đức chiến thắng là việc sử dụng máy viết mật mã Enigma, một máy mã hóa điện từ, để giúp bộ tham mưu phát xít Đức truyền những thông điệp cho các tàu ngầm. Chiếc máy này là thành quả kết hợp tuyệt vời của các thành tựu cao nhất về toán học, vật lý, ngôn ngữ học, nguyên lý cờ vua và trò chơi đố giải ô chữ dọc ngang. Từ 26 chữ cái Latinh, Enigma có khả năng biên soạn thành 8.000 tỷ mã bí ẩn, từ đó soạn ra và giải các bức điện mật.
Vào thời điểm đó, Enigma được coi là thứ vũ khí tối thượng của phát xít Đức và Hitler đã ca ngợi chiếc máy này là “Mật mã số một thế giới, đến cả thần thánh cũng không thể giải nổi”. Thế nhưng, Hitler và quân đội phát xít Đức đã không thể ngờ được một người trong quân đội Anh lại có thể phá được khóa mật mã của máy Enigma, góp phần giúp phe Đồng minh chiến thắng trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Và người đó chính là Alan Turing.
Alan Turing - bộ óc vĩ đại
Alan Turing sinh ngày 23-6-1912 tại London nước Anh. Khi còn nhỏ, ông luôn bị phê bình là người học trò lơ đễnh. Sau này, khi thi đỗ vào trường King’s College tại Cambridge thì tài năng toán học của ông mới được bộc lộ một cách rõ nét. Ông luôn tưởng tượng ra những nền tảng căn bản cho một máy tính số hiện đại sau này và ông chính là người đã nghĩ ra việc chế tạo một chiếc máy thông dụng cho toàn thế giới, tìm ra cách thức để một máy tính có thể làm nhiều công việc.
Năm 1938, ông tham gia quân đội Anh. Lúc này, phe các nước Đồng minh đã có được những thông điệp từ chiếc máy viết mật mã Enigma của phát xít Đức, nhưng không thể giải mã được. Quân đội Anh bí mật thành lập một cơ quan tối mật để thực thi nhiệm vụ “bẻ khóa mật mã” và người đứng đầu không ai khác chính là Alan Turing.
Với triết lý “Chỉ có một cỗ máy mới có thể đánh bại một cỗ máy khác”, thay vì dùng con người để giãi mã Enigma, Turing đã sáng chế ra máy tính Bombe. Đây là một máy tính cơ - điện tử có tốc độ xử lý rất nhanh, có thể giải mã và thử hàng nghìn mật mã khác nhau. Sau nhiều ngày thử nghiệm, máy Bombe đã giúp quân đội Anh giải mã được nguồn thông tin từ máy mã hóa Enigma của hải quân Đức.
Người ta cho rằng, máy Bombe do Turing và các đồng nghiệp sáng chế trong chiến tranh chính là thế hệ máy tính đầu tiên của loài người. Thủ tướng Anh Gordon Brown từng nói: “Nếu không có cống hiến xuất sắc của Turing, lịch sử Chiến tranh Thế giới thứ hai có thể đã rất khác”.
Người khởi xướng linh vực trí tuệ nhân tạo
Không chỉ phát minh ra máy tính điện tử hiện đại, Turing còn được coi là người đi tiên phong trong việc tạo ra trí tuệ nhân tạo. Đây là một lĩnh vực khoa học và công nghệ nhằm làm cho máy móc có được trí thông minh của con người.
Turing có niềm tin bất diệt rằng máy tính cũng có thể suy nghĩ như con người, và với một phần mềm thích hợp, chúng có thể trò chuyện mà chúng ta không thể phân biệt được đó là con người hay chỉ là một cỗ máy vô tri. Năm 1950, ông trở thành người đầu tiên khởi xướng lĩnh vực trí tuệ nhân tạo khi đưa ra phép thử Turing (Turing Test). Đây là bài kiểm tra khả năng trí tuệ đầu tiên cho máy tính thông qua một cuộc thảo luận giữa người chơi với một con người và một chiếc máy tính. Một chiếc máy tính vượt qua phép thử và được coi là có khả năng suy nghĩ khi người chơi không thể nhận ra ai là máy tính và ai là con người. Thế nhưng, thật đáng tiếc là cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có chiếc máy tính nào vượt qua được bài kiểm tra này.
Có thể nói, những đóng góp của Turing cho nhân loại là cực kỳ to lớn. Chỉ tiếc rằng ông không còn sống để nhìn thấy những thành quả này. Năm 1999, tạp chí Time của Mỹ đã đưa Alan Turing vào danh sách 100 nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ XX.
Năm 2014, câu chuyện cuộc đời ông đã được đạo diễn người Mỹ Morten Tyldum chuyển thể trong bộ phim “Người giải mã” (The Imitation Game). Với những tình tiết chân thực và sống động, bộ phim đã giúp người xem hình dung một trận chiến tuy không có súng đạn nhưng vô cùng khốc liệt. Và phát minh kỳ diệu của “Người giải mã” Turing đã giúp chấm dứt chiến tranh với chiến thắng thuộc về phe Đồng Minh sớm hơn 2 năm so với dự đoán. Bộ phim đã được đề cử giải Oscar năm 2015 cho “Phim hay nhất”.
Cho đến nay, những nghiên cứu của Turing vẫn được xem là một trong những chuẩn mực để đánh giá các máy tính và trí tuệ nhân tạo. Từ năm 1966, một giải thưởng được coi như giải Nobel cho lĩnh vực khoa học máy tính mang tên Tu-ring đã ra đời, nhằm tôn vinh những cá nhân có đóng góp cho cộng đồng này.