Trao “cần câu”
Những năm trước,ướcTiacutennỗlựcgiảbong da alu gia đình anh Phạm Văn Hòa ở thôn Phước Quả, xã Phước Tín ở trong căn nhà tạm dột nát. Được chính quyền địa phương trao tặng 50 triệu đồng, cùng với số tiền dành dụm 50 triệu đồng, vợ chồng anh xây dựng căn nhà nhỏ làm chỗ an cư. Không còn nỗi lo về nhà ở nhưng vợ chồng anh phải lo kiếm sống mưu sinh. Đôi tay bị khuyết tật nên không thể làm được việc nặng, hằng ngày, anh Hòa đi bán vé số, còn vợ làm thuê để có thu nhập nuôi các con ăn học. Thực hiện công tác giảm nghèo, năm 2019, xã Phước Tín trao tặng hộ anh Hòa 2 con bò giống. Ngoài thời gian bán vé số, anh tranh thủ chăn bò, đến nay đàn bò đã sinh sản được 5 con.
Nhờ được hỗ trợ trong chăn nuôi, gia đình bà Trần Thị Duyên đã có vốn sửa chữa nhà ở và thoát nghèo
Anh Hòa cho biết: “Nếu không có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và mạnh thường quân thì gia đình tôi không biết xoay xở ra sao. Bây giờ gia đình đã có nhà ở che nắng, mưa. Tôi cố gắng nuôi, nhân giống đàn bò để sau này bán vài con lấy tiền xây các công trình phụ, còn lại để dành làm vốn cho các con ăn học”. Dự kiến, hộ anh Hòa sẽ được công nhận thoát nghèo vào cuối năm nay.
Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, những năm qua, xã Phước Tín đã xây dựng nhiều mô hình hỗ trợ hộ nghèo, giúp người dân ổn định cuộc sống. Tùy tình hình thực tế của từng hộ mà địa phương có phương án hỗ trợ phù hợp. Hộ có đất thì hỗ trợ cây - con giống, hộ chưa có nhà ở sẽ được xây tặng nhà. Từ sự hỗ trợ ban đầu của chính quyền địa phương, nhiều hộ nghèo trên địa bàn xã được tiếp thêm động lực, vươn lên ổn định cuộc sống.
Gia đình bà Trần Thị Duyên ở thôn Phước Yên, xã Phước Tín từng là hộ nghèo, ít đất sản xuất. Cách đây 5 năm, chính quyền địa phương trao tặng gia đình bà 3 con trâu, bò giống. Nhờ chăn thả đúng kỹ thuật, đến nay đàn trâu, bò đã sinh sản được 10 con. Năm trước, bà Duyên bán 5 con lấy tiền sửa sang nhà cửa và các công trình phụ. Ngoài ra, bà còn nuôi hơn 200 con gà thả vườn, 3 tháng xuất bán 1 lứa. Nhờ chăn nuôi, gia đình bà có nguồn thu ổn định. Với sự nỗ lực lao động, năm 2019, hộ bà Duyên được công nhận thoát nghèo.
Nhớ lại những năm tháng còn là hộ nghèo, bà Duyên xúc động nói: “Nhà tôi chỉ có 5 sào đất trồng điều, mỗi năm thu vài chục triệu đồng không đủ sống. Nếu không có sự hỗ trợ ban đầu của Nhà nước thì giờ gia đình tôi vẫn còn là hộ nghèo. Từ khi nuôi thêm trâu, bò, gà, mỗi năm gia đình thu nhập cũng khá. Vợ chồng tôi cố gắng làm ăn không để tái nghèo và có kinh tế lo cho các con”.
Thay đổi tư duy để thoát nghèo bền vững
Theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, hiện xã Phước Tín còn 10 hộ nghèo và 7 hộ cận nghèo. Trong năm 2022, địa phương đã triển khai nhiều phương án hỗ trợ thiết thực, như giúp hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, xây tặng 1 căn nhà tình thương, hỗ trợ sửa chữa 3 căn nhà và trao tặng nhiều phương tiện nghe nhìn, công cụ lao động. Sau khi được hỗ trợ, nhiều hộ đã nắm bắt cơ hội ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế.
Nghị định số 07/2021/NĐ-CP về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, thay thế Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, quy định từ năm 2022 hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2 triệu đồng trở xuống ở thành thị và từ 1,5 triệu đồng trở xuống ở nông thôn; thiếu hụt 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên được coi là hộ nghèo. Trong đó, dịch vụ xã hội cơ bản gồm 6 dịch vụ: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin. |
Ông Phạm Viết Thuật, Chủ tịch UBND xã Phước Tín cho biết: “Đến cuối năm 2020, trên địa bàn xã chỉ còn 4 hộ nghèo và 2 hộ cận nghèo, nhưng theo chuẩn nghèo đa chiều của Chính phủ thì số hộ nghèo còn nhiều. Thời gian qua, xã đã xây dựng kế hoạch, phương án hỗ trợ nhằm xóa hết hộ nghèo. Cụ thể, các hộ sẽ được hỗ trợ vật nuôi, cây - con giống, hướng dẫn khoa học - kỹ thuật áp dụng cho từng mô hình trồng trọt, chăn nuôi. Xã còn tăng cường vận động mạnh thường quân hỗ trợ thường xuyên những hộ nghèo là người già neo đơn, bệnh tật không có sức lao động để họ có kinh phí ổn định cuộc sống. Với sự nỗ lực chung tay của toàn hệ thống chính trị, tôi tin rằng đến cuối năm nay, toàn xã sẽ có thêm 4 hộ thoát nghèo”.
Ngoài những hỗ trợ thiết thực, chính quyền địa phương còn tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tư duy trong cách nghĩ và hành động. Cụ thể, họ phải học cách vươn lên, chăm chỉ lao động, không trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước. Thực tế đã chứng minh, nhiều hộ có thu nhập ổn định và khá lên nhờ các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, từ đó vươn lên thoát nghèo bền vững.