Yêu cầu lãnh đạo 31 cơ quan,ộđịaphươngđềxuấttrảlạivốnđầutưcôbảng xếp hạng vô địch quốc gia ả rập xê út 13 địa phương giải ngân đầu tư công thấp nghiêm túc chấn chỉnh | |
Bộ NN&PTNT đề xuất tăng gần gấp đôi vốn đầu tư công 5 năm tới | |
Giải ngân vốn đầu tư công: “Sự quyết liệt của người lãnh đạo đứng đầu là vấn đề mấu chốt |
18 bộ, địa phương đề xuất chuyển trả lại 6.338,054 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2020. Anhr: Internet. |
Theo đó, Bộ KH&ĐT cho biết, 9 bộ, cơ quan trung ương gồm Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Bộ KH&ĐT, Bộ NN&PTNT, Bộ VH-TT&DL Bộ TN&MT, Bộ GD&ĐT, Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 9 địa phương gồm Lào Cai, Thái Nguyên, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Cần Thơ đã có văn bản đề nghị chuyển trả lại kế hoạch để điều chỉnh cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khác.
Tổng số vốn điều chuyển của 18 đơn vị này là 6.338,054 tỷ đồng (trong đó, vốn trong nước là 341,6 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 5.996,454 tỷ đồng).
Đồng thời, Bộ KH&ĐT nhận được đề xuất bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2020 của 7 bộ, cơ quan trung ương (gồm Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công thương, Đài tiếng nói Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Tập đoàn Điện lực, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) và 31 địa phương với tổng số vốn là 13.509 tỷ đồng (trong đó vốn trong nước là 13.038 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 471 tỷ đồng).
Liên quan vấn đề này, trước đó, tháng 7/2020, Bộ KHĐT đề xuất điều chuyển vốn của những bộ, ngành, địa phương giải ngân chậm sang bộ, ngành, địa phương làm tốt hơn ngay trong tháng 8 và đã được Thủ tướng chấp thuận.
Thứu trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, Bộ KH&ĐT sẽ quan sát những nơi trì trệ, giải ngân thấp và báo cáo Thủ tướng. Chính phủ đã được Quốc hội giao thẩm quyền điều chuyển vốn từ bộ, ngành, địa phương giải ngân thấp sang bộ, ngành, địa phương làm tốt hơn, mục đích là đốc thúc giải ngân và sử dụng vốn hiệu quả.
Tuy nhiên, trước đó, phải qua một bước rà soát, hiện đã có những đơn vị tự rà soát, cảm thấy không thể hoàn thành mục tiêu giải ngân nên đã trả lại hàng trăm tỷ đồng.
Ngược lại, đơn vị nào có thể giải ngân nhiều hơn vốn đã giao, Bộ KH&ĐT sẽ đề xuất Thủ tướng điều chỉnh bổ sung thêm.