Xã Phương Bình,ảmnghoởPhươtỷ lệ bóng đá tivi huyện Phụng Hiệp đang tập trung mọi nguồn lực để sớm về đích nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2017, trong đó quan tâm giảm nghèo rất được chú trọng.
Gia đình anh Quốc quyết tâm thoát nghèo bền vững trong năm nay.
Phương Bình đã hoàn thành 16/19 tiêu chí xây dựng xã NTM. Hiện tại, còn 3 tiêu chí xã đang tích cực phấn đấu hoàn thành là cơ sở vật chất văn hóa; thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo. Việc kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo là vấn đề khá khó cho địa phương. Xã Phương Bình có 476 hộ nghèo, chiếm 12,4%, đồng nghĩa với việc muốn đạt tiêu chí xây dựng NTM, từ đây đến cuối năm xã phải kéo giảm hơn 8%. Ông Phạm Măng Non, Chủ tịch UBND xã Phương Bình, cho biết: “Chúng tôi đang cố gắng tạo điều kiện tư vấn, cho vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật để các hộ dân cải thiện cuộc sống và thoát nghèo”.
Trước đó, xã đã tổ chức đoàn khảo sát đi đến từng hộ nghèo để nắm tình hình thực tế, tìm hiểu nguyên nhân khó thoát nghèo. Nhìn chung, đều do người dân ít đất hoặc không có đất sản xuất, đối tượng bảo trợ xã hội hoặc hết tuổi lao động,… UBND huyện Phụng Hiệp cũng đã tổ chức đối thoại với 255 hộ nghèo vào ngày 24-3 tại xã. Lắng nghe tâm tư, tình cảm, nguyện vọng cũng như mong muốn của người dân trong các vấn đề hỗ trợ thoát nghèo. Tại buổi đối thoại, có 64 hộ dân đã đăng ký giảm nghèo bền vững.
Anh Dương Ái Quốc, ở ấp Phương Hòa, tham gia buổi đối thoại với hộ nghèo và đăng ký tham gia giảm nghèo bền vững, chia sẻ: “Tôi muốn học hỏi và biết nhiều hơn về những kỹ thuật canh tác, nuôi trồng. Vợ chồng tôi hy vọng sẽ thoát nghèo, cuộc sống gia đình ngày càng tốt hơn”. Anh Quốc đang trồng khoảng 100 gốc xoài tứ quý, nuôi cá và bò, anh còn tận dụng khoảng đất trống trên vườn xoài để trồng cỏ cho bò ăn và xen nhiều loại rau như cải xanh, rau dền, củ cải trắng… để tăng thu nhập.
Còn hộ bà Nguyễn Thị Ngọc Lành, ở ấp Phương An, tái nghèo năm 2016 khiến gia đình khá lo lắng. Ngoài nguồn thu nhập từ việc giăng lưới của ông Nguyễn Văn Phước chồng bà thì không có nguồn thu nào khác. Bà Nguyễn Thị Ngọc Lành bộc bạch: “Do chân tôi thường bị nhức mỏi nên không thể làm việc nặng nhọc phụ giúp gia đình. Tôi dự định sẽ nhờ địa phương hỗ trợ nguồn vốn vay để chăn nuôi gà vịt nhằm cải thiện cuộc sống”.
Bên cạnh nhiều hộ dân có ý thức trong việc thoát nghèo thì vẫn còn một số người với tư thế ỷ lại vào sự hỗ trợ từ địa phương. Ông N.H.H., ở ấp Phương An, nói: “Bây giờ, chính quyền địa phương có cho vay vốn tôi cũng không biết làm gì để cải thiện cuộc sống. Tôi chỉ mong được địa phương hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh đỡ tốn tiền hơn”. Đó cũng là khó khăn mà xã Phương Bình đang gặp phải trong việc kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, phần lớn đều cần hỗ trợ vay tiền sửa nhà và cấp thẻ bảo hiểm y tế. Trước những vướng mắc đó, Đảng ủy, UBND xã Phương Bình vẫn tích cực vận động và giải thích để người dân hiểu.
Do tỷ lệ hộ nghèo cao nên thu nhập bình quân của Phương Bình chỉ khoảng 29 triệu đồng/người/năm, trong khi theo quy định phải là 37 triệu đồng/người/năm. Vì vậy, việc kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo rất quan trọng, góp phần tăng thu nhập bình quân của địa phương. Ông Phạm Măng Non, Chủ tịch UBND xã Phương Bình, cho biết thêm: “Xã đã vận động được 50 căn nhà cho hộ nghèo, mỗi căn trị giá 30 triệu đồng và nhà tài trợ đang trong quá trình khảo sát các hoàn cảnh. Khó nhiều, nhưng địa phương sẽ cố gắng hoàn thành kế hoạch xây dựng NTM. Mục tiêu cuối cùng là kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo và đời sống người dân Phương Bình ngày càng nâng lên”.
Bài, ảnh: HỒNG NHUNG